Ảnh trong bài là một cụm dân cư
trong tổ dân phố Số 5 thuộc thị trấn Phong Hải
Đô thị hóa là một khát vọng của người dân, vì đô thị hóa đến các vùng nông thôn thì hạ tầng sẽ được cải thiện, đời sống người dân được chuyển từ nông dân sang thị dân cũng sẽ được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Đấy là nói về sự chuyển dịch theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên đối với Phong Hải, thuộc huyện Bảo Thắng - một địa danh được mang tên thị trấn đã có tuổi đời đến gần 40 năm nay thì lại hoàn toàn khác. Mặc dù được gọi là thị trấn nhưng đại bộ phận người dân ở đây vẫn sống chủ yếu bằng nông nghiệp; vẫn là những nông dân không hơn không kém. Đáng nói là, vì cái tên thị trấn mà những người nông dân này lại đang lâm vào cảnh không có đất để canh tác.
Câu
chuyện bắt đầu từ cách đây đã gần 40 năm (ngày 23/02/1977) xã Phong Hải, huyện
Bảo Thắng được Quyết định công nhận là thị trấn Nông trường([1]),
vì ở đây là nơi có đứng chân của một nông trường quốc doanh trồng dứa - sau này
đổi sang trồng và sản xuất chè. Ngày ấy người dân Phong Hải mừng lắm, vì nếu
trở thành thị trấn thì đương nhiên là sẽ được ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng. Bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ có cơ được cải thiện. Nhưng rồi
đằng đẵng suốt 37 năm qua đi, cái tên thị trấn được khoác lên mình của một xã
vùng sâu vẫn chỉ là một cái tên không hơn không kém. Với diện tích 9.161 ha. Thị
trấn Phong Hải nằm trải dài đến 13,5 Km dọc quốc lộ 70, mật độ dân số chỉ vỏn
vẹn có 101 người/ Km2, không có một điểm nào được coi là trung tâm
phố thị. Hầu hết người dân ở đây vẫn sống dựa vào nông nghiệp là chính. Theo
báo cáo của UBND thị trấn thì đến nay số lao động trong khu vực nông nghiệp còn
chiếm tới 72%. Tỷ lệ hộ nghèo theo điều tra mới nhất (cuối năm 2013) vẫn còn
24,9%, số hộ cận nghèo là 11,8%. Kết cấu hạ tầng về giao thông thì ngoài trục
đường quốc lộ 70 chạy dọc là được rải nhựa át phan, còn lại chỉ là đường giao
thông nông thôn. Hiện vẫn còn đến 6 thôn chưa có điện lưới quốc gia.
Theo
Từ điển tiếng Việt, do Trung tâm Ngôn ngữ học Quốc gia phát hành thì định nghĩa
về thị trấn như sau: “Thị trấn là khu vực
tập trung dân cư, sinh hoạt chủ yếu là sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp,
quy mô nhỏ hơn xã”. Về tiêu chí để trở
thành thị trấn, Thư viện (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) cũng chỉ rõ, điều kiện để đô thị loại 5 được xác định
là thị trấn phải có đủ 6 tiêu chí:
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhA8A-GLH_0fV31VHzrrvsz9IIlbHpRz_AOlKazkIBijl3eEBKSXaVCQrYvJ2YRr03Rosb_HuxI5rygA94x-7gxTzYaGXlqFbXSI3fYuY1u4VywegnzguCtcsiPU2P9iJk9tSnhEetaVhU/s1600/_dsc0041.jpg)
Hai là, có quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
Ba là, mật độ dân số bình
quân có từ 2.000 người/km² trở lên.
Bốn là, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng
tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.
Năm là, hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: Từng mặt đã hoặc
đang được xây dựng tiến tới đồng bộ.
Sáu là, kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Nếu như trước đây, lí do để quyết định đưa xã
Phong Hải lên thành thị trấn là vì ở đây có nông trường Quốc doanh, thì nay
nông trường ấy cũng đã không còn tồn tại; trên địa bàn chỉ còn lại là một công
ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, làm nhiệm vụ thu mua, sản xuất và
kinh doanh chè búp. Từ đó cho thấy, cái tên thị trấn nông trường cũng đã không
còn phù hợp nữa.
Đến với Phong Hải hôm nay, khó có thể nhận
được chỗ nào là thị trấn. Ở đây có tới 19 thôn (thì nay có 5 thôn được gọi là
tổ dân phố), còn lại 14 thôn đủ tiêu chí rơi vào thôn “đặc biệt khó khăn” -
theo tiêu chuẩn Phân định “3 khu vực”; tương đương với 73,7%. Mấy năm trước có
không ít thôn còn phải leo bộ đến nửa ngày đường mới đến được, gần đây nhờ có
phong trào làm đường giao thông nông thôn nên mới có đường đến trung tâm thôn,
nhưng cũng chỉ là những con đường cua, dốc, gập ghềnh đầy trắc trở. Cuộc sống
của người dân ở các thôn vùng cao, vùng sâu thuộc cái gọi là thị trấn này vẫn
còn đầy rẫy những khó khăn.
Như vậy, dù xét ở khía cạnh nào thì Phong Hải
cũng không được coi là một thị trấn theo đúng nghĩa của nó. Tuy vậy, sau khi
được chuyển thành Công ty TNHH, Công ty Chè Phong Hải vẫn quản lý toàn bộ diện
tích đất nông nghiệp trước đây của Nông trường, trong khi phần lớn người dân đã
không còn là công nhân, phải sống bằng nông nghiệp thì lại không có đất, nên
buộc họ phải thuê lại đất của Công ty để canh tác. Như vậy, Công ty TNHH Chè
Phong Hải ngoài chức năng thu mua, sản xuất, kinh doanh chè thì còn được cho
nông dân thuê đất, theo kiểu “phát canh thu tô”(!).
Nói về sự bất cập của thị trấn, ông Nguyễn Văn
Ngói-một cử tri của tổ dân phố Số 5, bức xúc chia sẻ: “Tổ dân phố gì mà toàn
đường đất với ruộng thụt, nương chè, nương sắn, trời mưa thì trẻ em xắn quần
đến đầu gối để lội bộ đi học”. Ông Ngói cũng đưa ra kiến nghị, rất mong được
Nhà nước trả lại tên cho xã để người dân còn có đất mà cày cấy, không phải đi
thuê đất canh tác của công ty TNHH như bây giờ!.
Như vậy, tên gọi thị trấn Phong Hải đã không
còn được “chính danh” nữa. Người dân ở đây
phàn nàn rằng, chỉ vì mang cái “danh” là thị trấn nên nhiều năm nay Phong Hải
luôn phải chịu cảnh “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt”, phố không ra phố mà thôn
cũng chẳng được là thôn!. Khi danh đã
không chính thì đương nhiên ngôn cũng
bất thuận, mọi thiệt thòi phải gánh chịu cũng từ đấy mà ra.
Xuất phát từ những nghịch lý nêu trên, nguyện
vọng của người dân Phong Hải là muốn
được trả lại tên xã như xưa, thiết nghĩ nguyện vọng ấy cũng thật là chính đáng.
Như vậy họ mới được trở về với danh nghĩa người nông dân đích thực, được canh
tác trên chính mảnh đất Nhà nước giao cho quyền sử dụng. Mặt khác, khi đã trở
lại là xã thì việc thực hiện xây dựng “Nông thôn mới” ở đây mới được triển khai
đầy đủ như tiêu chí của Chương trình. Tiếc rằng, nguyện vọng của bà con đã
nhiều năm đệ trình lên các cấp, các ngành mà vẫn chưa đươc cấp có thẩm quyền
chấp thuận.