Đồn
phố Lu có đến 3 lần bị lực lượng Việt Minh đánh hạ. Trong đó lần thư nhất chúng
ta đoạt lại đồn Phố Lu trong tay Quốc dân Đảng. Nhưng sau đó lại bị Pháp tái
chiếm đóng. Lần thứ 2 ta hạ đồn bằng công tác địch vận nên không có tổn thất gì
đáng kể.
Nhưng sáu đó,
do vị trí rất quan trọng của đồn này nên giặc Pháp đã dồn sức để chiếm lại. Hai
tiểu đoàn lính Tabor (Ta-bo) được đưa về Phố Lu để củng cố lại đồn bốt kiên cố
hơn, có hàng rào kẽm gai, bãi mìn bao bọc; có sân bay dã chiến bên ngoài thị
trấn. Chúng đưa Phố Lu thành chỉ huy sở phân khu, giao cho 1 đại đội lính Pháp,
một đại đội lính khố đỏ và 80 lính địa phương đóng giữ. Sau chiến dịch Hè 1948
thì đây là vị trí quan trọng còn lại của giặc trên phòng tuyến Sông Thao, án
ngữ quân ta tiến lên Lào cai.
Quân
Pháp tăng cường tuần tra, càn quyét, khủng bố khu vực xung quanh Thị trấn.
Tháng 12/1949 chúng cho hai đại đội đánh vào Làng Bay ,
Làng Chang, kiểm soát chặt dọc đường từ ngòi Bo trở lên Thị xã. Từ Võ Lao, địch
nống lên, phối hợp với cánh quân từ thị xã Lào Cai đánh xuống, dồn dập tấn công
Khu du kích Xuân Giao, Gia Phú, Cam Đường; khủng bố nhân dân, phá cơ sở Cách
mạng, vây bắt cán bộ ta. Khu Du kích phía Hữu ngạn sông Hồng buộc phải chuyển
vào hoạt động bí mật. Theo yêu cầu của nhân dân, một số đồng bào được tản cư ra
vùng tự do. Huyện ủy cử đồng chí Hồng Châu đưa 200 người dân, phần lớn là người
già, phụ nữ và trẻ nhỏ đi tạm lánh ra vùng tự do.
Lễ dang hương tại Khu Di tích |
Trong
những ngày gian khổ này, cán bộ, bộ đội ta vẫn nhận được sự thương yêu, đùm bọc
của đồng bào các dân tộc. Theo đồng chí Nguyến Đức Thắng (Nguyên bí thư huyện
ủy lúc bấy giờ kể lại), đó là một câu chuyện hết sức cảm động về tình quân dân
không bao giờ quên được. Hình ảnh gia đình ông Pháo - người dân tộc Dao ở km 5 (đường
đi Phong Niên-Xuân Quang). Đây là một gia đình cơ sở đã giúp cho cán bộ, giao
thông viên của ta thường xuyên qua lại trên tuyến đường này. Giặc đánh hơi
thấy, đưa quân về khủng bố, đốt nhà và cướp sạch tài sản của gia đình, rất may
là cả nhà đã kịp chạy thoát lên rừng. Đêm hôm sau, trên con đường mòn này cán
bộ ta thấy xuất hiện một bọc gì đó, nghi là mìn giặc nên cảnh giác vòng tránh.
Nhưng mấy đêm sau lại xuất hiện một gói tương tự, thấy lạ, đoàn cán bộ của ta núp
vào hai bên đường chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Bỗng từ bụi rậm ven rừng nhô ra
một bóng người, vừa nói: “ Các anh! Ngày nào tôi cũng mang cơm ra đây, sao các anh
không ăn”. Nhận ra đó là ông Pháo, mọi người cùng mứng rỡ, ôm lấy nhau mà trào
nước mắt.
Về
tấm lòng người dân xã Xuân Quang đối với Cách mạng, là như vậy đó, bởi Xuân
Quang là cửa ngõ ra vào giữa khu tự do và vùng địch hậu. Tại đây có 2 tên Tề
phản động, khét tiếng hung ác là Lý Thanh và Phó Quang. Một cán bộ của ta tên
là anh Xuân bị chúng bắt, giết rồi cắt lấy tai nộp cho quan Pháp để lĩnh
thưởng. Tuy vậy, hoạt động thông tin liên lạc của ta vẫn không vì thế mà đứt
đoạn. Cán bộ, chiến sỹ ta vẫn qua lại tuyến đường này một cách an toàn. Mỗi khi
địch cài lựu đạn để bẫy cán bộ ta thì lập tức sau đó xuất hiện hai thanh tre
buộc thành hình chữ X chắn hai đầu đường, báo hiệu cho anh en của ta đi tránh.
Cho đến nay cũng không hề biết ai là người làm việc này. Thế mới biết lòng dân
yêu nước, giúp đỡ cách mạng là hoàn toàn với tấm lòng tự giác, không hề có ý
được trả ơn.
Tháng
2 năm 1950 quân ta mở chiến dịch Lê Hồng Phong màn một. Trên hướng chính Lào
Cai có Trung đoàn Thủ đô 102 (Chủ lực Bộ); trung đoàn 65 Quân khu 10, tiểu đoàn
11 và một đơn vị pháo binh. Do đồng chí Bằng Giang là chỉ huy trưởng, đồng chí
Song Hào là chính ủy của chiến dịch. Đồng chí Nguyễn Đức Thắng thay mặt huyện
ủy Bảo Thắng đến gặp đồng chí Song Hào nhận kế hoạch phối hợp của địa phương và
huy động dân công cho Mặt trận.
Đại tá Nguyễn Trọng Hàm-Người trực tiếp than gia trận đánh hạ đồn Phố Lu lần thư 3, cùng lãnh đạo huyện Bảo Thắng và tỉnh Lào Cai trồng cấy lưu niêm trong khu di tích. |
Chiều hôm đó, khoảng
17 giờ, bốn chiếc máy bay địch lượn vòng quanh khu vực Phố Lu, bắn mấy loạt vu
vơ. Ngay sau đó ta mở trận công kiên đánh vào Phố Lu. Hai đợt xung kích đầu của
ta bị chặn lại trước hàng rào dây thép gai dày đặc. Đợt tấn công thứ 3, sau khi
đại bác của ta tập trung bắn phá, mở đột
phá khẩu cho bộ đội ta tràn lên xung phong vào đồn. Súng DKZ do quân giới của
ta chế tạo lần đầu tiên xung trận. Đây là loại súng bắn đạn lõm, không giật, uy
lực lớn, hiệu quả cao, đã làm cho quân địch hoảng loạn, mất tinh thần. Tên quan
hai Gauthier - đồn trưởng vội điện lên Lào Cai xin chi viện. Quân Pháp ở Lào
Cai đã 8 lần đưa quân về ứng cứu, nhưng đều bị bộ đội ta chặn đánh, không thể
xuống được Phố Lu. Bọn địch ở Lào Cai bất lực, đành điện lại cho Phố Lu: “Nghiến
răng lại, cố giữ lấy” (Serrez les dents, tenez!). Tên đồn trưởng đành trả lời:
“Cảm ơm, chúng tôi giữ!” (Merci, nous tenons!) và hắn đã ngoan cố chống giữ đến
cùng, nhưng không thể chống nổi.
Sau 5 ngày, 6
đêm kịch chiến, vào hồi 17 giờ, ngày 13 tháng 2 năm 1950, đồn Phố Lu đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Tên quan hai đồn trưởng
bị bắn chết, xác hắn bị hất tung, vắt lên hàng rào. Sơ kết màn một chiến dịch
Lê Hồng Phong, ta đã tiêu diệt 122 tên địch, trong đó có 3 tên quan hai, 1 tên
quan một, 25 lính Pháp, một số hạ sỹ quan và bắn cháy 1 máy bay Dakota.
Ngay sau chiến
thắng đồn Phố Lu, nhân dân thị trấn vô cùng vui sướng, phấn khởi. Người dân đã
làm nhiều bè, mảng bằng thân cây chuối, trên có cắm cờ đỏ sao vàng và dòng chữ
báo tin: “Phố Lu đã được giải phóng”, rồi thả cho trôi xuôi sông Hồng, báo cho
nhân dân phía hạ nguồn biết được tin vui này.
Đồn Phố Lu bị
tiêu diệt, đồng thời là toàn huyện Bảo Thắng được giải phóng. Một lần nữa nhân
dân các dân tộc trong Huyện lại vô cùng hồ hởi, phấn chấn đón một cuộc sống mới
tươi đẹp mới bắt đầu.
Mạnh Nguyên