Cả Mõ

camoz77.blogspot.com/

20 tháng 7 2017

CHIẾC XE CHỞ TRUNG TƯỚNG VÕ VĂN LIÊM CÓ LAI LỊCH LẠ?

Trưa nay (17.7), Trung tướng Võ Văn Liêm, nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra quân ủy Trung ương đã trao đổi với một số phóng viên liên quan đến việc cự cãi với CSGT TP.Cần Thơ vào trưa 14.7 vừa qua trên đường Võ Văn Kiệt (quận Bình Thủy).
Trung tướng Liêm cho biết: “Trưa 14.7, tôi có đi trên đường Võ Văn Kiệt, xe tôi chạy đúng tuyến, đúng vạch không có gì sai cả song một chú công an ngồi trong quán chạy ra chặn xe của tôi. Khi tài xế cho xe tấp vào lề, tôi đã hỏi chặn xe có gì không, nếu chứng minh có gì sai thì tôi xuống xe. Còn chú CSGT cứ nói xe quá tốc độ nhưng không có camera chứng minh”.

Người đàn ông chửi bới, lăng mạ CSGT Cần Thơ (Ảnh cắt từ clip).
Theo Trung tướng Liêm, ông có công việc gấp vì nghe mẹ điều trị bệnh ở Tiền Giang nên phải đi và có nói với lực lượng đang làm nhiệm vụ là nếu có bằng chứng thì để phạt nguội vì pháp luật cho phép.
“Nhưng thái độ của người kiểm tra kỳ cục lắm, thái độ ghê gớm nên tôi mới lớn tiếng, chứ tôi không khùng điên gì mà làm như vậy. Thật ra con người tôi chính trực ai cũng biết” – Trung tướng Liêm nói.
Trung tướng Liêm nhấn mạnh: “Tôi nói là sẽ báo với Giám đốc Công an cách chức mấy anh đó chứ không phải là cách chức Giám đốc Công an TP.Cần Thơ. Chắc có nhầm lẫn chỗ nào đó, tôi biết chứ, quyền hạn tôi ở đâu mà đòi cách chức Giám đốc Công an TP.Cần Thơ”.
Khi phóng viên hỏi hôm xảy ra vụ việc xe có chạy quá tốc độ hay không thì Trung tướng nói: “Tôi bị bệnh tim nên không cho tài xế chạy nhanh cả năm nay rồi. Hôm đó tôi cũng không uống rượu”.
Công an cho rằng chiếc ô tô mang biển số 64A – 027.78 đi từ hướng Sân bay quốc tế Cần Thơ về nội đô quá tốc độ quy định. (Ảnh cắt từ clip)
Theo báo cáo nhanh của Công an quận Bình Thủy, khoảng 11h30 ngày 14.7, trong lúc tổ công tác gồm 6 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường Võ Văn Kiệt thì phát hiện chiếc xe ô tô mang biển số 64A – 027.78 đi từ hướng Sân bay quốc tế Cần Thơ về nội ô quá tốc độ quy định (81/70km/h) nên ra hiệu dừng xe.
Tuy nhiên, tài xế điều khiển chiếc xe trên không những không chấp hành mà còn tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy. Ngay sau đó, một cán bộ làm nhiệm vụ đã dùng xe mô tô cảnh sát đuổi theo. Chiếc xe ô tô đã bị chặn lại khi vào tới gần trung tâm thành phố.
Lúc này, tài xế không xuống xe, xuất trình giấy tờ theo quy định. Một người đàn ông (sau này được xác định là Trung tướng Võ Văn Liêm) ngồi bên trong xe tỏ thái độ không đồng tình và dùng lời lẽ thô tục chửi cán bộ làm nhiệm vụ.
Trong khi lực lượng làm nhiệm vụ đang yêu cầu tài xế xuất trình giấy tờ thì Trung tướng Liêm yêu cầu tài xế cho xe tiếp tục đi về hướng quận Ninh Kiều. Lúc xảy ra vụ việc, nhiều người dân bức xúc đã dùng điện thoại quay lại cảnh trên và đăng tải trên mạng xã hội.
Chiếc xe của trung tướng chửi công an có lai lịch "lạ"...
Liên quan đến vụ việc này, phóng viên Dân Việt tìm hiểu và phát hiện chiếc xe đứng tên ông Liêm nhưng lại lấy địa chỉ không liên quan gì đến ông...
Ngày 17.7, thượng tá Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề số 9 (thuộc Quân khu 9, Bộ Quốc phòng) cho biết, chiếc ô tô biển số 64A-027.78 mà trung tướng Võ Văn Liêm sử dụng không liên quan gì đến nhà trường.
Theo hồ sơ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chiếc xe này đời 2016, chủ sở hữu là ông Võ Văn Liêm nhưng địa chỉ chủ sở hữu lại là Trường Cao đẳng nghề số 9, tọa lạc tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
"Trong danh sách xe không có biển số xe này. Tôi cho kiểm tra lưu lượng xe (dạy lái xe - PV) cũng không có xe này" - ông Hà nói.

                                                                                                   Nguồn Dân Việt

12 tháng 7 2017

Nhà báo Nguyễn Huy Toàn: Hôm nay anh lại viết thư


Tác giả: theo FB Nguyễn Huy Toàn
.
Nhân đây anh cũng nhắc em mấy việc, từ hôm đầu tháng đến nay mấy anh em ở cơ quan bảo em đi Hà Nội hơi nhiều, anh biết em nhiều việc phải làm, nhưng đi nhiều vào giai đoạn này người ta bảo là đi chạy vạy mang tiếng cho em (Nguyễn Huy Toàn).
.
KD: Nhà báo Nguyễn Huy Toàn (Truyền hình CAND) lại vừa có stt về YB. Yên Bái mà chả …Yên. Cũng bởi bộ máy cán bộ “một người làm quan cả họ được nhờ”, hơn thế nữa, quan chức lại hư hỏng, làm giàu bằng… trò đánh bạc đến nỗi từng bị bắt. Bảo làm sao dân không đàm tiếu và … nỏ tin tư cách phẩm chất của họ. Gieo nhân nào gặt quả nấy là vậy!
————-

Em Thanh Trà thân mến!
Anh cứ gọi thế cho thân mật em nhé, dù em làm nhiều chức to, “làm Vua, làm Chúa” một vùng nhưng các cụ xưa nói “thắng nhất tuế vi huynh, thắng thập tuế vi phụ” nghĩa là hơn một tuổi đáng mặt làm anh, hơn 10 tuổi là đứng hàng cha chú. Anh hơn em tới 5 tuổi thì đáng bậc anh quá đi chứ. Xét về văn hóa sống, tin chắc anh cũng hơn hẳn em. Mấy đứa xu nịnh cứ thấy ai làm chức to dù hôm trước gọi mày, gọi tao nhưng hôm sau gọi anh, gọi chị. Anh thì không như thế, làm quan chẳng qua là cái áo khoác bên ngoài đến lúc nào đó cũng phải cởi ra, hoặc không xứng thì cũng bị thiên hạ họ lột trần ra em ạ. Hôm nay anh viết mấy dòng vừa để động viên khích lệ, vừa là dặn dò những cũng để mấy đứa vớ vẩn nó bảo anh không hiểu gì về Yên Bái, không hiểu gì về gia đình em. Thôi thì năm sinh, tháng đẻ, sổ điện thoại, địa chỉ e-mail là quyền riêng tư anh chẳng nói ở đây, nhưng anh chỉ dẫn ra mấy việc để thiên hạ biết mà kiêng nể.

Mấy hôm nay, nói cho chính xác là gần nửa năm nay chuyện cậu em Phạm Sỹ Quý phô trương quá xá để “Quan trên ngó xuống, người ta trông vào” làm em cũng phiền lòng. Nói cậu Quý nhưng rồi loanh quanh cũng liên lụy tới em, nên anh biết em cũng mệt mỏi lăm. Đã vậy, chẳng ai động viên thăm hỏi em mà toàn là truy vấn, kể cả mấy đứa đàn em khi vui thì bâu quanh, khi có “biến” thì lảng ra hết.

Riêng anh thì cân phân lắm, cái gì không nên không phải anh cũng nhắc để em biết, cái gì là thành tích thì cũng động viên khen ngợi. Con người ai chả có ưu điểm, khuyết điểm, mà ở em anh lại thấy ưu điểm là cơ bản. Anh thực sự nể phục em về sự khéo kết hợp giữa việc gia đình và xã hội, đặc biệt là việc chăm nom cho em út chu đáo, đứa nào cũng có công ăn việc làm đàng hoàng, đứa nào cũng được em tạo cơ hội cho để làm giàu.
Cái thủa dân Yên Bái còn nghĩ rằng mình là tỉnh rừng rú, chẳng ai quan tâm đến chuyện đất cát, sông suối thì em đã đặt cậu Quý (Phạm Sỹ Quý) có chỗ ngồi ở sở địa chính, trực tiếp là ở phòng quản lý đất đai. Thế là đất ở đâu có tiềm năng là nó thâu tóm được; khe suối nào có vàng, có cát; vùng núi nào có mỏ thạch anh nó đều rành rẽ thế nên khi mọi người tỉnh ngộ thị cả chị cả em chỉ ngồi đếm tiền.
Vợ cậu Quý là Hoàng Thị Huệ là một giáo viên bình thường như bao giáo viên khác, ai cũng nghĩ nó chỉ gõ đầu trẻ chờ đến tháng lĩnh lương chứ làm ăn gì. Nhưng cũng nhờ có em mà nó nhảy vào mở cái quầy thuốc to đùng trong Bệnh viện Sản – Nhi Yên Bái rồi thuê người đứng bán, trong khi bao nhiều người có bằng dược sỹ cũng chỉ biết thèm thuồng. 
Còn cô em Phạm Thị Thu Lan, nó học sư phạm thì dĩ nhiên là phải đi dạy rồi. Ở Yên Bái tất nhiên có nhiều thầy cô hơn nó, nhưng nờ em mà nó được cất nhắc lên làm hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi, Thành phố Yên Bái. Nó làm hiệu trưởng, trường nó thành Trường điểm, được tỉnh đầu tư về nhiều mặt danh tiếng nổi như cồn, biết đâu nay mai còn lên nữa. Anh cũng nghĩ rằng, nhờ có em và cậu Quý giúp đỡ nhiều mà nó cũng xây được Dinh thự hoành tráng cạnh khu “biệt phủ” của cậu Quý.
Cậu kế Phạm Sỹ An em cho ăn học và ra làm bác sỹ nha khoa thì cũng ổn quá rồi. Vì “cái răng, cái tóc là vóc con người” vừa là cái để nhai, vừa là thẩm mỹ nên thiên hạ chẳng tiếc tiền đầu tư chỉnh sửa. Cứ nhìn mà xem cả nước chứ không riêng gì Yên Bái bác sỹ nha khoa nào cũng nhà to lồng lộng. Em còn lo cho nó nhảy vào Bệnh viện đa khoa 500 giường mở hiệu thuốc to đùng.
Đại loại là ở Yên Bái chỗ nào có thể kiếm ra tiền là mấy chị em của em đã khai thác triệt để, vậy mà không giàu mới là lạ.
Trong giải quyết các vấn đề của xã hội em cũng hết sức khôn ngoan, tinh tế. Anh nghĩ cái vụ đánh bạc của cậu Quý năm 2005 không có em thì tụi nó chết cả nút à. Hôm qua anh nhắc lại trong bức thư ngỏ gửi cho Quý, thiên hạ cứ xôn xao hỏi ngày ấy xử lý thế nào? Thậm chí nhiều người Yên Bái cũng không biết, nhưng anh biết. Bởi lúc đó em là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Yên Bái cũng oách lắm rồi. Em đứng ra dàn xếp thì mọi người phải nghe. Khi đó Ngô Thành Long, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát là đứa to đầu nhất trong đám đánh bạc, em đã điều nó lên làm Viện trưởng VKS huyện Trấn Yên, không ai thấy ngồi ở VKS tỉnh nữa là yên chuyện, mà nó phải phục em sát đất. Còn cậu Quý khi đó đang phó văn phòng quản lý đất đai em lại xử lý khác, không xử lý cậu em mà xử lý người liên đới trách nhiệm trong việc quản lý cậu em, đó là điều chuyển chú Tiến, Trưởng văn phòng quản lý đất đai đi nơi khác và cho cậu em ngồi vào ghế Trưởng để gánh trách nhiệm ngày một nặng hơn… cũng từ đó mà cậu Quý lên phó giám đốc rồi giám đốc sở Tài – Môi cho đến thời điểm hiện tại.
Một điều nữa anh khen em, đó là bản lĩnh. Khi ông Cường (Bí thư), ông Tuấn (Chủ tịch HĐND) bị bắn, mọi người ai cũng nghĩ em chỉ chui vào thùng Ton-net để trú ẩn, và có lẽ phải điều người nơi khác về chứ tại chỗ không ai dám ngồi vào ghế bí thư. Thế nhưng em vẫn đứng ra lo lắng chu toàn mọi việc và đảm nhiệm chức vụ bí thư hoành tráng. Ngay cả thời gian vừa rồi dư luận lùm xùm, báo chí đưa tin chuyện nọ, chuyện kia anh thấy em vẫn bình thản, lạnh tanh như không có chuyện gì.
Nhân đây anh cũng nhắc em mấy việc, từ hôm đầu tháng đến nay mấy anh em ở cơ quan bảo em đi Hà Nội hơi nhiều, anh biết em nhiều việc phải làm, nhưng đi nhiều vào giai đoạn này người ta bảo là đi chạy vạy mang tiếng cho em.
Chuyện đi phúng viếng liệt sỹ anh nghĩ là em không nên đi. Vì ở mọi người thì khác, vị trí em lại khác. Ở vị trí em, để làm mát lòng liệt sỹ là phải lo toan cho gia đình họ, con em họ, chăm lo cho các thương binh, gia đình có công. Chứ cả năm có một lần thăm viếng và thắp mấy cây hương thì càng làm người ta nổi giận. Các anh bộ đội ngày ấy ra đi, nếm mật nằm gai, hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa khi nằm xuống chỉ có tấm nilon gói thân xác… mà các em đến thắp hương còn xin phù hộ thì họ nổi trận lôi đình. Họ có gì mà cho hả em! Mà vong linh liệt sỹ nổi giận thì kinh lắm… sống cũng cầm súng, chết cũng cầm súng! Tháng bảy năm ngoái anh Cường cũng đi thắp hương khắp các nghĩa trang, nhưng rồi tháng tám thì.…
Thôi chẳng nói chuyện buồn làm gì. Bây giờ, anh chỉ nhắc em và mấy đứa em là cứ thành thật trên tinh thần Đảng mà làm việc, mà cống hiến chứ đừng nghe lời mấy đưa đàn em xui dại “tài năng có hạn, thủ đoạn có thừa” thì có ngày Đảng không xử lý thì dân họ cũng lột trần em ạ.
                                                                                                  Chào em.
                                                                              Nguồn: Blog Kim Dung/Kỳ Duyên

08 tháng 7 2017

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988  Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.
Là sinh viên Trường Đại học Paris XI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh củaTrường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp(CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp  Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields. Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.
Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago. Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.
Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ  tòa nhà Vincom, Hà Nội. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng, và đã nhận căn nhà 160  này đầu tháng 11 năm 2010. Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.
Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ  bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.
Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc (distinguished service professorships).
Năm 2012 ông là hội viên danh dự (fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.
Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church MeadowTrường Đại học OxfordAnh
Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1/5/2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Tháng 10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS.TS.Phùng Xuân Nhạ.
Gia đình
Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tạiViện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.
Năm 22 tuổi (1994), sau khi học xong thạc sĩ  Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên Toán cùng ông tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh Nguyên (sinh năm2000) và Ngô Hiền An (sinh năm 2003).
Quan điểm giáo dục
Ngày 11 tháng 5 năm 2014, trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: "Tại sao phải dùng ngân sách để làm ra những quyển sách mà người dân vẫn phải mua, vẫn bắt buộc phải mua hằng năm với một số lượng lớn. Vốn là một người làm toán, người làm toán thích những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, tôi thấy có một phương án đơn giản, ngây thơ để giải quyết sự bất công kể trên: đó là công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng." Ông đề nghị sử dụng mô hình wikipedia như mô hình mẫu cho việc này.
Đầu năm 2015, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: "trong năm qua, điều hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì. Rõ ràng đây mấu chốt cần giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển đất nước trong đào tạo nhân lực cho xã hội".
Quan điểm chính trị
Theo BBC Vietnamese, GS Ngô Bảo Châu cho biết ông đã gửi một bức thư kiến nghị về dự án Bauxit ở Tây Nguyên vào ngày 29 tháng 5 năm 2009 nhưng tới thời điểm phỏng vấn là ngày 13 tháng 12 năm 2009, ông vẫn chưa nhận được hồi âm. Nội dung của lá thư theo ông cho biết là đề cập đến chính sách thực dân mới của chính quyền Trung Quốc về khai thác khoáng sản trên toàn cầu và đặc biệt là tại Tây Nguyên, ông cũng đưa ra cảnh báo: "phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh.".
Đồng thời trong cuộc phỏng vấn này, ông cũng cho hay ông có theo dõi sự kiện Viện nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, đã giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm 2009 là bất hợp lý. Và ông đã cho biết quan điểm của mình về vụ này như sau: "Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở".
Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông "vốn không đặc biệt hâm mộ" ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là "một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình"... đồng thời cũng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "cố tình làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông (Vũ) bằng hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng". Ông cho là: "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ." Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4 năm 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán đã tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân.
Ngày 12/9/2015, trong chương trình giao lưu ra mắt sách "Kẻ trăn trở" của TS Lương Hoài Nam, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: "Người biết phẫn nộ, biết trăn trở chính là người tạo ra động lực thay đổi trong xã hội, làm giảm bớt sự đau khổ của con người, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn".
Quan điểm tôn giáo
Ngô Bảo Châu trưởng thành trong 1 gia đình theo Phật giáo. Mặc dù khẳng định triết lý và văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào con người ông như nhiều người Việt Nam khác, tuy nhiên ông xác định mình không phải là Phật tử "theo nghĩa toàn vẹn nhất" của từ này. Khi được hỏi về quan điểm đối với giáo lý Phật giáo, ông cho rằng "Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học".
Ngày 19/05 nhân ngày sinh nhật lần thứ 126 của Hồ Chí Minh, Ngô Bảo Châu viết trên Facebook cá nhân của mình:
“Có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
                                                                       Nguồn: WikipediA (tiếng Việt)
                                                                             (Bách khoa toàn thư mở) 

                                              Bình luận về những phát ngôn gây sốc của Gs: Ngô Bảo Châu