Thời gian lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Đinh La Thăng đã có những sai phạm trong quản lý tài sản công dẫn tới thất thoát lớn.
![]() |
Ông Đinh La Thăng (Tại Nghị trường Quốc Hội) |
Chiều
8/12, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường,
thông qua hai nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên
Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam (PVN).
Trước
đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (ngày 7/5) thông báo quyết định thi hành kỷ
luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị với ông Đinh La Thăng
(Bí thư Thành ủy TP HCM) vì có nhiều vi phạm "rất nghiêm trọng".
Theo
báo cáo trình Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương ngày 27/4, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) giai đoạn 2009-2015 thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng
công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên dẫn đến nhiều
khoản đầu tư của Tập đoàn bị tổn thất, khó thu hồi với tổng số tiền rất lớn.
Là Bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ 2009 đến 2011 nên ông
Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về những sai phạm của PVN
trong giai đoạn này.
Kết
luận của Ủy ban Kiểm tra cho hay, ông Thăng đã ký ban hành Nghị quyết số 233
dẫn đến việc Ban tổng giám đốc Tập đoàn và các đơn vị thành viên chỉ định nhiều
gói thầu trái pháp luật.
Ông
Thăng cũng vi phạm quy chế làm việc khi ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại văn
bản số 6934 ngày 18/09/2008, giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị
PVN và Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank. Nội dung văn bản thể hiện Tập đoàn
tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị
các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của OceanBank, trước khi Hội đồng quản
trị Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Ông
Đinh La Thăng còn chịu trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết số 4266 góp
vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các tổ chức tín
dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.
Cựu
Chủ tịch PVN cũng chịu trách nhiệm trong việc ban hành một số nghị quyết, quyết
định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của
Chính phủ; tham mưu Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không đảm bảo quy
định của pháp luật.
Theo
Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Đinh La Thăng đã chấp thuận cho Tổng công ty
xây lắp dầu khí (PVC) thuộc PVN được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng với công
trình, dự án do Tập đoàn chỉ định và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần dịch
vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng thiết kế, mua
sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật đấu
thầu năm 2005.
Ông
Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư
phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các dự án ở
thời kỳ ông làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án
phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất
vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ
sợi Polyester Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
Cho
rằng những vi phạm của ông Đinh La Thăng là "rất nghiêm trọng, gây bức xúc
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân", Ban chấp hành Trung ương Đảng
đã bỏ phiếu với tỷ lệ 90% đồng ý kỷ luật cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên
Bộ Chính trị khoá XII.
Theo báo Thời Đại