![]() |
Ảnh Mạng Internet (Chỉ có mục đích minh họa) |
Mấy
tháng nay ngày nào cháu tôi cũng phải đi học từ 6 giờ sáng. Nhất là về
cuối năm - mùa đông, nhiều hôm thấy thằng bé cõng ba lô sách vở lật đật đi học
từ lúc trời còn chưa rõ mặt người.
Thấy
cháu vất vả quá tôi mới bảo:
-
Sao 7 giờ mới vào lớp mà ngày nào cháu cũng đi học sớm thế?
-
Dạ, cháu phải đi sớm để trực nhật – cháu tôi trả lời.
-
Sao ngày nào cũng trực nhật? – tôi lại hỏi.
Thằng
bé mếu máo:
-
Cháu bị phạt.
-
Bị phạt? – tôi ngạc nhiên nhắc lại – Sao phạt lắm thế, hàng mấy tháng nay ngày
nào cũng thấy cháu đi sớm, hóa ra ngày nào cũng chịu án phạt à?.
Được
dịp, cháu tôi thổ lộ hết những bức xúc như bị kìm nén bấy lâu nay. Cháu kể: Là
một lần cháu bị cô giáo phạt do lỗi nói chuyện riêng trong lớp, lẽ ra án phạt
ấy cũng chỉ có hiệu lực một tuần thôi. Nhưng vì việc giám sát thực thi lệnh
phạt lại được Cô giao cho "Hội đồng tự quản" thực thi. Trong cái hội
đồng này chỉ gồm một nhóm 4 người là chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên. Đặc
biệt, quyền hành của "vị" Chủ tịch là rất lớn. Chủ tịch có quyền được
kéo dài lệnh phạt, nếu kẻ có lỗi thực thi lệnh phạt không nghiêm. Nghĩa là, sau
mỗi buổi trực nhật, Hội đồng tự quản kiểm tra, chỉ còn một vệt bụi trên sân
hoặc sàn nhà là lập tức lệnh phạt được gia hạn.
Tuy
nhiên, việc gia hạn lệnh phạt cũng còn phụ thuộc nhiều vào thái độ chủ quan của
ngài Chủ tịch, nếu đối tượng chịu phạt lại thắc mắc hoặc có thái độ phản đối quyết định thì ngày nào Chủ tịch
cũng bới lông, tìm vết để gia hạn.
-
Tại sao vô lý như thế mà các cháu không báo cáo lên cô giáo? – tôi sốt ruột hỏi
lại.
Cháu
thưa:
-
Không phải chúng cháu không báo cáo, nhưng báo cáo của những kẻ
"tội đồ" bị phạt thường là vô hiệu. Bởi Chủ tịch Hội đồng tự quản
luôn chiếm được lòng tin của cô giáo. Với lại, cô giáo bận trăm công, ngàn việc
thì còn hơi đâu mà để ý đến những chuyện vặt, đó là việc của Hội đồng tự quản!.
Tôi
đành chép miệng, thì ra là như vậy!.
Cứ
tưởng cải cách là gì, hóa ra cải cách cũng là để lập ra một cái gọi là "Hội
đồng tự quản", nhằm sẻ chia bớt việc quản lý của giáo viên với học trò.
Tôi liên tưởng đến chức "Trưởng tràng" mà cụ Nguyễn Khuyến có kể khi
Cụ đi học chữ Nho từ thời Phong kiến. Thời đó một thầy dạy có đến mấy chục học
trò, lại tuổi tác, trình độ bất cập phân. Nên thầy đành giao cho một trò lớn
tuổi học ở lớp cao nhất, thay thầy quản lý chung. Anh này cũng có quyền hành
lớn lắm.
Ngày
nay, học sinh theo lớp đồng tuổi. Mà việc lập ra cái Hội đồng tự quản, giao cho
quyền hạn quá lớn, thậm chí còn gia hạn cả lệnh phạt bạn đồng môn nữa thì thật
là khó chấp nhận.
Phải
chăng, việc lập ra Hội đồng tự quản, với những "ngài Chủ tịch" có cả
quyền năng thay thầy cô để phạt bạn như thế, chẳng khác nào lập nên một nhóm cường
hào ngay ở tuổi ấu thơ. Nguy hại hơn là nó phân hóa và chia rẽ tình cảm bạn bè, tạo nên trong đầu óc non nớt của trẻ sự mâu thuẫn có tính giai cấp ngay từ khi mới chập chững vào đời.
Quả
thật là vô cùng nguy hại!
C.M
(Chuyện đời thường)