Cả Mõ

camoz77.blogspot.com/

29 tháng 9 2014

Rùng mình cận cảnh lò thiêu tập thể 700 nạn nhân Ebola

Những bệnh nhân nhiễm virus Ebola được thiêu tại nơi mà trước đây là một lò giết mổ gia súc. Tại đây những xương đùi, khớp hông và thậm chí cả hộp sọ vẫn chưa cháy hết nằm ngổn ngang tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng.
Hình ảnh Rùng mình cận cảnh lò thiêu tập thể 700 nạn nhân Ebola số 1
 Nhân viên mai táng khiêng xác một nạn nhân tử vong do nhiễm Ebola ở Monrovia.
Ian Birrel – phóng viên của tờ Dailymail, Anh đã tận mắt chứng kiến những cảnh tượng rùng rợn bên trong một lò thiêu xác những bệnh nhân bị nhiễm virus Ebola ở Liberia.  “Khi tôi bước vào chỗ hỏa táng, được bao quanh bởi một bức tường ở bên ngoài Monrovia, tôi thấy một đống tro âm ỉ cháy và có khói bốc lên từ đó. Tôi nhìn kỹ, nằm rải rác trong ngọn lửa bập bùng đó có những khúc xương người, xương đùi và khớp hông, thậm chí có cả những hộp sọ. Đây là những phần còn lại từ thi thể của 15 nạn nhân bị nhiễm virus Ebola”, Ian nói.
Hình ảnh Rùng mình cận cảnh lò thiêu tập thể 700 nạn nhân Ebola số 2
 Stephen Rowden, một người làm công việc giám sát và thu dọn những xác chết đang đứng ngoài nhà hỏa táng tại Marshall
Với Ian Birrel, những điều nói trên chỉ là một trong số rất nhiều những cảnh kinh hoàng mà ông phải đối mặt ở ổ dịch Ebola ở đất nước Tây Phi này.
Theo dấu chân của những gia đình có người thân đang nhiễm Ebola, ở Monrovia, phóng viên Ian Birrel đã nhìn thấy những hoàn cảnh vô cùng thương tâm của các nạn nhân. Trên đường phố, xác người chết vì Ebola vẫn nằm vất vưởng. Trong những trung tâm y tế, bệnh nhân đông nghịt. Giường nằm không đủ để cung cấp cho người bệnh. Thậm chí, với nhiều người, những chiếc giường đã có bệnh nhân trước đấy tử vong, được coi là những chiếc “lồng chết”, khiến họ sợ hãi từ chối nằm giường đó.
Hình ảnh Rùng mình cận cảnh lò thiêu tập thể 700 nạn nhân Ebola số 3
Một người đàn ông Liberia bế em trai bị nghi ngờ nhiễm Ebola vào điều trị ở Clinic do thiếu giường bệnh
Daniel James, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ ở Kailahun, Sierra Leone đã kể câu chuyện kinh hoàng khi lật ngửa xác chết, nó phát ra tiếng kêu như hơi thở khò khè của một người. Ngay cả những nhân viên dạn dày của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng không thể ngờ một xác chết nằm lộ thiên 3 ngày lại tạo ra những âm thanh như thế. Trung bình mỗi ngày, họ phải chôn 6 xác người chết vì nhiễm Ebola. 
Hình ảnh Rùng mình cận cảnh lò thiêu tập thể 700 nạn nhân Ebola số 4
Thi thể một người chết vì Ebola nằm ven đường ở Monrovia, Liberia. Ảnh: AP
Đến thời điểm này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố số ca tử vong do virus Ebola đã lên đến 3.000 người, nhưng theo nhiều nguồn tin, con số này chỉ bằng 1/3 con số thực tế. WHO cũng cảnh báo rằng, trong vòng 6 tuần tới, 17.000 người có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong. Những dự báo xấu nhất cũng cho biết, 1,4 triệu người, đặc biệt ở các nước như Liberia và Sierra Leone có nguy cơ nhiễm bệnh.
                                                                                                     Dã Quỳ (Tổng hợp)
                                                                                                    Theo Nguoiduatin.vn

17 tháng 9 2014

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIỂU PHẨM GÂY CƯỜI

Bài trao đổi

                                                                         
          Viết tiểu phẩm gây cười cũng cần có một số kỹ năng, với vốn hiểu biết của mình, tôi xin được trao đổi cùng các bạn mấy thủ pháp để viết tiểu phẩm có tính chất khôi hài như sau:
     Hiện tượng cười ở người được chia thành ba loai: Một là, cái cười có nguyên nhân về thể xác (do cảm giác nhột…). Hai là, cái cười có nguyên nhân về mặt nhân tâm lý, tình cảm (do sự vui sướng…) Ba là, cái cười do hiện tượng buồn cười gây ra. Ở đây nói về cái cười do hiện tượng buồn cười gây ra. Và hiện tượng buồn cười nói ở đây là hiện tượng buồn cười được kể thành truyện cười.
          Ở đây chỉ xin nói về cái cười do hiện tượng buồn cười gây ra, được tác động bởi truyện cười chứ không nói đến những cái cười do các nguyên nhân khác.
          Tác phẩm gây cười có thể chia ra 2 loại:
          Thứ nhất là loại tác phẩm chỉ đơn thuần gây cười: Đây là loại tác phầm khôi hài, không nhằm vào sự phê phán hay chỉ trích một hiện tượng cụ thể nào. Đó được gọi là loại tác phẩm hài hước đơn thuần.
          Loại thứ hai là tác phẩm hài phê phán: Là tác phẩm vừa mang yếu tố hài, song đồng thời cũng nêu lên những hiện tượng tiêu cực, những thói xấu “thông thường” của bất cứ ai (như tham ăn, sĩ diện, khoe khoang, mê tín, hà tiện, nịnh hót, hãnh tiến…). Loại này gọi là tác phẩm hài phê phán - đả kích. Nội dung thường nêu lên những hiện tượng chung trong xã hội, nhằm giáo dục là chính chứ không chỉ đích danh vào một người hoặc một nhóm người cụ thể nào.
          Về thủ pháp gây cười, có thể điểm ra một số thủ pháp cơ bản như sau.
          1. Phóng đại: Là có mục đích lố bịch hóa cái đáng cười – vừa làm nổi rõ cái thật như là mặt trái của hành vi nhân vật (nhờ cường điệu nét bản chất), vừa làm nổi rõ cái giả như là mặt phải của hành vi ấy (nhờ phép tương phản), khiến cho mâu thuẫn trong hành vi buồn cười tác động mạnh mẽ vào nhận thức, ý tưởng của người nghe / người đọc. Chẳng hạn, trong ca dao (trào phúng) có câu: “Lỗ mũi em tám gánh lông; Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho…”.
          2. Tạo liên tưởng ngược: Đây là cách nói làm cho người nghe, người đọc liên tưởng trái chiều mà cảm thấy tức cười. Người viết nói A, người đọc lại hiểu sang B. Thậm chí viết rất nghiêm túc nhưng người đọc lại hiểu sang nghĩa dung tục để rồi càng ngẫm càng thấy buồn cười. Thể loại này ta thường gặp trong thơ của Hồ Xuân Hương (Bà chúa thơ nôm) “Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
                                            Thân em dính dáng tự bao giờ
                                             Chành ra ba góc da còn thiếu
                                             Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
                                             Mát mặt anh hung khi vắng gió
                                             Che đầu quân tử lúc sa mưa
                                             Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
                                             Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”
                                                                        (Vịnh cái quạt)
          3. Tạo sự hiểu lầm và bất ngờ: Người viết tạo nên sự hiểu lầm cho độc giả về một vấn đề nào đó, làm cho người đọc, người nghe cứ chú ý theo đuổi, nhưng rồi đột nhiên lại làm rõ ra sự thật hoàn toàn trái ngược. Người đọc nín thở đợi, đến khi vỡ lẽ mới biết mình bị lừa, và thế là cười.

MẦN RĂNG NHIỀU “DÚ DẬY”

Có một anh chàng được mệnh danh là bợm rượu, một hôm đi “lai rai” về vào lúc nửa đêm. áo vắt vai, hai chân đi “vắt sổ”, anh ta loạng choạng một hồi rồi cũng tìm được về đúng ngõ nhà mình. Trời sáng trăng suông, mới đến cửa đã nhìn thấy màn buông trăng trắng:
- May quá, hôm nay về khuya vậy mà “bã xã” vẫn mở cửa- nghĩ vậy rồi anh ta vội vội vén mùng (*) chui vào. Sờ soạng một hồi rồi lầu bầu:
- Khỉ thật, mần răng mà hôm nay "Dợ" mình nhiều “Dú Dậy”!.
Nhưng vì đã ngấm hơi men, nên ngả lưng là ngủ tít. Sáng hôm sau tỉnh dậy mới biết là vào nhầm ổ của chị lợn nái!.
 
          4. Tạo ra vẻ ngây ngô: Đây là những chuyện được xây dựng loại nhân vật ngây ngô hoặc giả ngây ngô - mặc dù bản thân nhân vật thậm chí vẫn cho rằng lời nói và hành vi của mình là thông thái. Ví dụ:
            Câu chuyện ĐẶC SẢN
Có vị lãnh đạo cấp trên đến thăn cơ sở, trước hội nghị có đông đảo cán bộ chủ chốt của địa phương , ngài thao thao nói về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nào là: Phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phải tìm ra cây – con “mũi nhọn” để “xóa đói giảm nghèo, rồi ngài bỗng dừng lại hỏi:
- Ở địa phương “ta”, các đồng chí đã  tìm ra “cây, con mũi nhọn nào chưa?”
Một chức sắc của cơ sở thưa:
Báo cáo, khó lắm ạ! Nuôi gà, vịt thì cúm gia cầm; nuôi gia súc thì “lở mồm, long móng”.... Trồng cây lương thực thì không có diện tích đất; trồng mía, nhãn, xoài lại rất khó tìm đầu ra!
Bỗng ở mãi cuối hội trường có tiếng nói “đổng” vọng lên: “ Chỉ trồng cây anh túc với nuôi con ca ve là lãi nhất !”.
Nghe thấy vậy, vị lãnh đạo cấp trên vội  “chộp” lấy ngay:
- Thì đấy, nếu trồng cây anh túc, nuôi con ca ve mà có lãi, sao mỗi hộ chúng ta không trồng lấy vài sào anh túc, nuôi lấy mấy đàn ca ve?. Mà hông biết món đặc sản ca ve ở quê ta ra sao, lần này các đồng chí có thể cho tôi thưởng thức một bữa nhé!.
Không khí hội nghị khá nghiêm túc nên chẳng có ai giám cười.
          5. Sự nhầm lẫn: Có những “cái nhầm” không chết người, nhưng nó lại gây nên lúng túng đến tột đỉnh cho nhân vật. Sự nhầm lẫn có thể do nguyên nhân khiếm khuyết về giác quan của nhân vật, nhưng cũng có khi chỉ là hậu quả của sự vội vàng, bất cẩn. Nhưng dù với nguyên nhân nào thì nó cũng tạo nên sự tức cười cho người chứng kiến. Điển hình như câu chuyện sau.

XIN BÁT CƠM NGUỘI
Những năm trước đây kinh tế khó khăn, vải may quần áo còn phải mua bằng phiếu phân phối. Vì thế, có con đi bộ đội mang về biếu bộ quần áo quân phục mới là oách lắm. Ông lão nọ cũng được con biếu một bộ, cụ giữ cẩn thận lắm, chỉ khi nào có công việc quan trọng mới mang ra mặc.
Bữa ấy anh con trai về phép, có khách đến chơi đông nên ông bố mang bộ quân phục của con ra mặc, vừa để hãnh diện với thiên hạ.
Sáng hôm sau đi làm đồng về, cô con dâu từ cầu ao bước lên lên, thấy một người mặc quân phục đang đứng đái, ngỡ là chồng, cô ta quyết định trêu bằng một cú đã kheo, miệng còn đệm thêm câu:
- Cho xin bát cơm nguội!.
Bị cú đã bất ngờ, ông lão khuỵu chân xuống, nước giải bắn tung túe. Nhìn lại mới biết là nhầm, cô con dâu chỉ còn mỗi cách là bỏ chạy.
          6. Yếu tố tục trong truyện cười
Về khái niệm “ tục” ở đây cũng có hàm nghĩa tương tự như khái niệm “thô” ở “đặc điểm thi pháp của câu đố” (Đố thô, giảng thanh”  hoặc “Đố tục, giảng thanh”)
Yếu tố “ tục” trong truyện cười mang ý nghĩa có phần khác với yếu tố “tục” trong câu đố. Trong câu đố, yếu tố “tục” thiên về miêu tả. Cái “tục” là một trong những hướng liên tưởng, là sản phẩm của thứ cảm quan phát sinh từ bản năng. Trong truyện cười, kể cả những truyện “Tiếu lâm” tục tĩu, cái “tục” không phải là đối tượng miêu tả và cũng không phải là một hướng liên tưởng như trong thi pháp về câu đố. Nó chỉ được sử dụng đơn thuần như một phương tiện để gây cười. Có thể nói, nó chỉ là một phương tiện gây cười dễ dãi. Phải thừa nhận là nghe / đọc những truyện cười có yếu tố “tục”, người ta luôn bật cười dễ dàng mà không cần động não. Cái cười dí dỏm, hóm hỉnh, sâu sắc, do đó thường không dung nạp yếu tố “tục”.
7. Hành vi buồn cười gắn với những nhược điểm thông thường hoặc những tính cách có phần khác thường nhưng không bị coi là cái xấu như:
- Những lầm lỡ thường tình mà ai cũng có thể mắc.
- Những khuyết tật về thể chất (như thiểu năng về trí lực. cận thị, câm, điếc)
-Những tính tình hoặc thói tật riêng của một lứa tuổi, một nghề nghiệp hay cả một cộng đồng.
8. Cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện cười
Do đặc điểm kết cấu truyện cười (có dáng dấp một màn kịch), đối thoại (bao gồm cả độc thoại) đóng vai trò quan trọng trong lời văn kể chuyện. Có thể hình dung lời văn kể chuyện gồm hai phần: Phần đối thoại là “tiêu điểm” của hành động và diễn hóa hành động của nhân vật; phần còn lại của lời văn kể chuyện là những chỉ dẫn về hoàn cảnh và diễn hóa của hoàn cảnh. Có thể nói, trong truyện cười, đối thoại lời nói của nhân vật đóng vai trò chính trong việc thể hiện tính cách của nhân vật. Do đó, đây cũng là chỗ kết tinh những nét đặc sắc của ngôn ngữ truyện cười. Đó là tính giản dị, tự nhiên, sinh động và sắc bén… Trong đó, tất nhiên nét nổi bật là tính chất hài hước là ở chỗ biết chắt lọc từ nguồn khẩu ngữ dân gian.

Kết luận
So sánh giữa truyện cười truyền thống (Tiếu lâm) với truyện cười hiện đại ta thấy có một số khác biệt là, truyện cười truyền thống thường vận dụng phương thức lạ hoá cả về Phóng đại, Tạo sự việc bất ngờ và Dựng hoàn cảnh phi thực tế; trong khi truyện cười hiện đại lại chủ yếu dùng lối tạo sự việc bất ngờ là chính. Cho nên, xét mặt hiện thực, truyện cười truyền thống không gần gũi với đời thường bằng truyện cười hiện đại. Nói cách khác, truyện cười truyền thống thiên về tư duy hình tượng, đậm chất hư cấu nghệ thuật, trong khi truyện cười hiện đại có phần thiên về tư duy lí tính, coi trọng mặt lí lẽ và tính xác thực của sự vật, sự việc.
Tóm lại, mấu chốt của nghệ thuật gây cười la ở chỗ phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động và thật tức cười để người nghe / người đọc (truyện) tự mình phát hiện ra nó mà cười.
Vì khuôn khổ của bài viết, tôi đã cố gắng giản lược kết cấu đẻ thu gọn lý luận về thủ pháp gây cười. Hy vọng giúp các bạn muốn sáng tác truyện cười tham khảo để tạo nên tác phẩm của mình đạt được yêu cầu cả về nội dung và nghệ thuật.

                                                                                   Mạnh Nguyên      



(*) Ở  Nam bộ gọi màn là mùng, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long người ta thường mắc mùng cho lợn vì ở vùng này rất nhiều muỗi.

13 tháng 9 2014

Lật xe khách ở Lào Cai: Nạn nhân bức xúc vì bị hôi của

 


Thứ sáu, 12/09/2014, 19:08 (GMT+7)
Người sống sót sau vụ lật xe thảm khốc ở Lào Cai đã đăng tải trên facebook cá nhân bài viết lên án những kẻ hôi của táng tận lương tâm.
Anh Trình và vợ chưa cưới
Mới đây, anh Phạm Công Trình sống tại thị xã Tam Điệp, Ninh Bình (một trong số nạn nhận trong vụ lật xe ở Lào Cai tối 1/9) đã đăng tải trên trang facebook cá nhân cho rằng có một sự thật khác trong vụ tai nạn này.
Facebook có tên Sói Già (anh Trình làm chủ) đã đăng bài chia sẻ có tên "Những mặt tối của vụ lật xe Sapa !!!!!!". Trong đó, anh cho rằng, mình rất bức xúc bởi một số thông tin trên mạng đăng tải về anh sau vụ lật xe không đúng sự thật, như một kẻ hèn nhát. Đặc biệt, anh Trình cực kỳ phẫn nộ và lên án những kẻ hôi của trong vụ lật xe này.
Đòi người chết chuộc điện thoại
Anh Trình kể: Sau khi xảy ra tai nạn, không tìm không thấy Lan (vợ chưa cưới của mình), mình vào viện và mượn điện thoại của người quen (điện thoại của anh nhờ Lan cầm) và liên tục gọi vào số của cô ấy. Không có người trả lời. Đêm muộn hôm ấy, mình nhận được cuộc gọi ngược lại từ số của Lan, vẻn vẹn chỉ có 1 câu: "Chị ấy mất rồi" và cúp máy.
Mình gọi lại thì không ai nhấc máy. Sau đó, đến sáng 2/9, gia đình nhận được xác chị Lan. Đến chiều hai gia đình về Bắc Ninh để đưa tiễn Lan. Liên tục mấy ngày 3,4,5 tháng 9, mình gọi điện và nhắn tin vào số Lan. Bởi đó không chỉ là kỉ vật, mà còn chứa vô vàn những kỷ niệm của 2 đứa mình. Tuy nhiên, không có hồi âm.
Rốt cuộc, mẹ Lan gọi cho mình báo, có đứa bảo gửi tiền lên rồi nó gửi điện thoại cho. Thì ra, chiếc điện thoại ấy được đem bán cho 1 cửa hàng điện thoại. Họ bảo rằng họ mua lại với giá 1,7 triệu đồng. Hôm nay, mình đã lấy máy về, nhưng không còn sim. Cửa hàng bảo là khi mua thì sim không còn.
"Thậm chí, ngay sáng 2/9, một chị chăm người nhà ở gần chỗ mình nằm trên Lào Cai cũng nhận được điện thoại từ số người thân của chị đòi tiền chuộc điện thoại. Chị ấy còn bảo: Người thân chưa biết sống chết thế nào mà chúng nó đã đòi nã tiền rồi. " - Anh Trình bày tỏ sự phẫn nộ.
 - 1
Anh Phạm Công Trình đau buồn kể lại vụ xe khách lao xuống vực. Ảnh: Gia Phan
Anh Trình còn nói về chuyện các cơ quan hỗ trợ tiền cho nạn nhân vụ tai nạn. Bộ Y tế nói rằng  miễn toàn bộ viện phí cho các nạn nhân. Bảo Việt cũng nhanh nhảu đã ứng 1 tỷ gì đó để chi cho các hành khách...".
Tất cả những gì anh Trình nhận được từ các bộ, ban ngành, đoàn thể đến nay là 1 triệu đồng của Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai.
Trả lời chúng tôi, anh Trình khẳng định, những lời chia sẻ là sự thật những gì anh biết. Anh cho hay, hôm nay anh mới xuất viện ở Ninh Bình. Khi thanh toán viện phí, gia đình anh vẫn phải thanh toán khoảng 3 triệu đồng. Các y bác sỹ ở đây nói rằng, hiện không có giấy tờ văn bản hướng dẫn nào từ cấp trên về việc miễn viện phí.
Bộ Y tế phủ nhận việc không thanh toán viện phí cho nạn nhân
Trao đổi với chúng tôi chiều 12/9, ông Nguyễn Tiến Quyết , Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết, toàn bộ số nạn nhân đưa về Bệnh viện Việt Đức đều được điều trị miễn phí. Bệnh viện Việt Đức đã làm đúng như chỉ đạo của Bộ Y tế.
“Cho đến thời điểm này 13 bệnh nhân được điều trị trong bệnh viện đều không phải đóng tiền viện phí”, ông Quyết nói.
Theo ông Quyết, đến thời điểm này, có 5 bệnh nhân đã ra viện và tổng số tiền điều trị tại Bệnh viện lên đến 139 triệu đồng. Số tiền này, bệnh viện đã ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân để báo cáo lên Bộ Y tế chứ không thu của bệnh nhân.
GS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện cho biết có 13 người bệnh chuyển về bệnh viện, trong đó có 2 xin chuyển về Bệnh viện Quân đội 108 (theo đề nghị của gia đình), còn lại 11 người bệnh, 5 đã xuất viện, hiện còn 6 người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện đã miễn phí cho tất cả các bệnh nhân, trong đó có 2 người bệnh xin điều trị tại phòng theo yêu cầu, gia đình tự nguyện đóng phần chi phí theo yêu cầu.
Bác sĩ Hoàng Văn Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lào Cai cho biết, các bệnh nhân của vụ tai nạn xe khách đều không phải đóng bất cứ khoản viện phí nào. Các khoản hỗ trợ của Bộ Y tế hay các ban ngành đến chiều tối hôm 2/9 mới có. Tại thời điểm trao tiền, nạn nhân anh Trình  (Tam Hiệp, Ninh Binh) không có ở bệnh viện nên chưa nhận được.
Ông Hiếu lý giải, bệnh nhân Phạm Công Trình (Tam Hiệp, Ninh Bình) là một trong những bệnh nhân bị thương nhẹ nhất xin ra viện. Do bị nhẹ nên bác sĩ yêu cầu nẹp cổ để về quê cho an toàn. Tại thời điểm đó, trong các danh mục của bệnh viện không có nẹp nên anh Trình ra quầy dịch vụ ngoài bệnh viện mua.
“Ngoài tiền cái nẹp cổ anh Trình không phải mất bất cứ khoản tiền nào”, ông Hiếu nói.
Theo ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa sản nhi Lào Cai, Bệnh viện Y học cổ truyền, đều miễn phí 100% cho người bệnh.
Ông Thái thông tin thêm, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị máu, dịch truyền để trợ chữa nạn nhân trong vụ tai nạn thảm khốc.
Ngay trong đêm 1/9 sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn thảm khốc khiến 12 người chết (trong đó có 2 phụ nữ đang mang thai) tại Sapa, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cao- nơi đang điều trị cho những nạn nhân trong vụ tai tai nạn.
Bộ Y tế sẽ điều trị miễn phí cho bệnh nhân trong vụ tai nạn xe khách thảm khốc.
GS. TS Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các y bác sĩ khám sàng lọc, xác định đầy đủ các chấn thương, cố gắng hồi sức tại chỗ, ưu tiên điều trị cho bệnh nhân nặng phẫu thuật cho những bệnh nhân trong trường hợp điều kiện trang thiết bị của bệnh viện có thể thực hiện được, tránh các tổn thương thêm khi vận chuyển bệnh nhân về tuyến trên...
Bộ Y tế cũng miễn toàn bộ viện phí cho những bệnh nhân trong vụ tai nạn thảm khốc này. Bộ Y tế cũng hỗ trợ mỗi trường hợp tử vong 3 triệu đồng. Bệnh nhân nằm viện, mỗi người được hỗ trợ 1 triệu đồng.
                                                                                                       Cảnh Kiên - Diệu Thu
                                                                                                  Theo nguồn: Khám phá.vn
















12 tháng 9 2014

Những mặt tối của vụ lật xe Sapa !!!!!!

Bài viết này được chia sẻ từ một  trang Facebook  có nickname là "Sói già".  Nếu sự thật như bài viết này thì rất đáng buồn.
                                                                                                                                    Cả Mõ



Chào các bạn, trước khi đọc những gì mình sắp viết, mình chỉ muốn nhờ các ban CHIA SẺnhững lời gan ruột này của mình. Bởi vì có quá nhiều sự thật đang bị bẻ cong đi và nó khiến trái tim mình đau đớn hơn nhiều lần, có lẽ là không ít người sống sót khác trên chuyến xe Sapa - Hà Nội đó cũng phải chịu cảm giác như mình đang chịu đựng. Vì vậy, mình xin các bạn hãy chia sẻ, để xã hội này biết rõ được một phần câu chuyện mà người ta chưa cho các bạn biết hết, về những thứ mà họ cố tình không mang lên khỏi đáy con vực kia...

Trước hết, mình xin giới thiệu lại, mình là Phạm Công Trình đang sống tại tx Tam Điệp, Ninh Bình, vợ mình là Đỗ Thị Lan, trú tại tx Từ Sơn, Bắc Ninh.  Bọn mình là nạn nhân của vụ lật xe ở Sapa tối 01/9/2014. Vợ mình không may đã qua đời trong vụ tai nạn này. Nếu bạn nào có thắc mắc thì trước tai nạn, chũng mình là bạn bè, sau tại nạn, bọn mình đã là vợ chồng, có sự chứng kiến và đồng ý của hai bên gia đình và bạn bè của hai đứa. Bây giờ, mình xin bắt đầu vào câu chuyện...

Tối 01/9, chúng mình bắt xe về Hà Nội sau 2 ngày du lịch ở Sapa. 18h01, xe bắt đầu khởi hành, rời bên xe mới Sapa. Xe gồm 3 hàng giường, mỗi hàng giường ngăn cách với nhau bằng 1 lỗi đi ở giữa rộng chừng 5, 70 phân. Có tổng cộng 6*3*2 + 4*2 = 44 giường. Tất cả đều kín người, ngoài ra vẫn còn một vài khách nằm ở lối đi lại ở giữa, minh không rõ là bao nhiêu nhưng mình khẳng định là có. Hôm nằm viện trên Lào Cai, mình nghe tin 53 nạn nhận, chả hiểu sao về nhà đọc báo lại còn có 48. Mà nguyên 44 giường + 2 lơ + 1 lái đã là 47 rồi. 
Mình nằm ở giường tầng 2, hàng thứ 2 từ trên xuống và cũng là hàng ở giữa. Vợ mình nằm ngang mình, cùng bên với lái xe ( bên tay trái mình) .Lúc ấy cũng đã là cuối ngày, mọi người sau một hồi trò chuyện ban đầu thì hầu hết đều chuẩn bị đi vào giấc ngủ, trong đó có mình và vợ mình. Nếu ai đã từng đi Sapa thì sẽ biết rằng bạn sẽ phải cuốc bộ rất nhiều, cơ thể mệt mỏi vào cuối ngày gần như là điều đương nhiên. Xe đang đổ đèo thì đột nhiên lái xe la lên : " Xe mất phanh rồi ". Mình vội bật người dậy thì thấy cửa xe bật mở và 1 cậu lơ trẻ hơn nhảy vội khỏi xe. Xe va chạm vào dải phân cách 2 3 lần gì đó ( xe đang ở lề bên phải theo chiều đi xuống, ngoài ra thì đoạn đó có 1 khoảng đồi rất ngắn còn ở bên phía tay phải nữa thì phải) và tiếp theo mình nghe thấy tiếng la thất thanh của cậu lơ xe đó. Lúc đó mình cứ nghĩ rằng  cậu ấy bị xe chèn qua ( mãi sau này mình mới biết là do bị cây đâm vào ), mình biết là chuyện không hay rồi. Hai đứa mình mới vội quay sang, nhào nguời sang định ôm lấy nhau, nhưng vừa chạm tay vào nhau thì xe bắt đầu lật ( sau này mình mới biết là do va chạm với xe Matiz ). 2 đứa mình bị hất văng xuống sàn. Rồi xe cuộn tròn như máy giặt. Lăn vài vòng thì cả 2 đứa cùng bị bắn ra theo hai hướng, mình bắn ra góc cao hơn nên rơi gần hơn, cọn vợ mình thấp hơn nên xa hơn, lại không may va vào đá. Còn mình bay trong không trung khoảng 30m, nhưng lại rơi vào bụi cỏ rậm, nên chỉ ngất đi một lúc, rồi mình tỉnh lại và tự bò lên đường được. Thậm chí, khi lên đến đường không thấy Lan đâu, mình còn lần ngược xuống vực để tìm, lật giở tất cả những chiếc chăn che xác các nạn nhân để tìm vợ mình nhưng cũng không thấy...

Đây là những gì mình trả lời các phóng viên và công an điều tra. Có 3 phóng viên phỏng vấn mình, 1 người của đài truyền hình Lào Cai, 1 bạn là cộng tác viên của VNExpress, 1 anh nữa thì của đài tiếng nói Việt Nam. Mình thật không thể hiểu nổi tại sao đoạn phỏng vấn mình đã được đưa lên truyền hình, với ai mình cũng đều trả lời trước sau như một, bởi vì mình chỉ nghĩ đơn giản rằng, mình là người bị nhẹ nhất trong cả đoàn, chuyện xảy ra cũng xảy ra rồi, mình phải có trách nhiệm cho xã hội biết chuyện gì thực sự đã xảy ra trong chuyến đi đó... Vậy mà...
Đủ các báo thi nhau nào là phỏng vấn trực tiếp, rồi thì thi nhau vẽ câu chuyện theo một chiều hướng mà mình không thể tưởng tượng nổi. Mình nằm viện, cũng chẳng có tâm trí nào mà báo đài gì, nhưng bạn bè người thân vào thăm, ai cũng mở đầu bằng câu hỏi : " Cháu đập cửa kính bay ra à?" ... Nó thực sự khiến trái tim mình tổn thương. Nó thực sự khác xa những gì đã thực sự xảy ra. Trong cái giây phút ngắn ngủi ấy, không ai có thể kịp làm gì, mình thậm chí còn chưa kịp sợ xe đã lật rồi. Bọn mình nằm ngay cạnh nhau, đến muốn ôm lấy nhau còn không kịp. Đằng này... Rồi người ta sẽ nghĩ gì? Bạn bè Lan sẽ nghĩ gì ? "Vì Lan yêu một thằng k ra gì, lúc nguy hiểm chỉ biết đến mình nên mới phải chết oan " ? Các nhà báo, các người có lương tâm hay không ? Viết về những tai nạn thương tâm, tại sao các người vẫn còn nghĩ đến chuyện tô vẽ để thu hút độc giả nữa hay sao?

Chuyện thứ 2 mình muốn nói, ấy là chuyện hôi của của một số người tự nhận là "cứu hộ" trong vụ tai nạn này. Sau khi tìm không thấy vợ mình đâu, mình vào viện và mượn điện thoại của người quen( điện thoại của mình, mình nhờ Lan cầm) và liên tục gọi vào số của cô ấy. Không có người trả lời. Đêm muộn hôm ấy, mình nhận được cuộc gọi ngược lại từ số của Lan, vẻn vẹn chỉ có 1 câu :" chị ấy mất rồi" và cúp máy. Mình gọi lại thì k ai nhấc máy. Sau đó, đến sáng 2/9 thì gia đình nhận được xác Lan, đến chiều thì hai gia đình về Bắc Ninh để đưa tiễn Lan. Liên tục mấy ngày 3,4,5 tháng 9, mình gọi điện và nhắn tin vào số Lan, bởi vì đó không chỉ là kỉ vật, mà nó còn chứa vô vàn những kỷ niệm của 2 đứa mình. Tuy nhiên, không có hồi âm. Rốt cuộc, mẹ Lan gọi cho mình báo, có đứa nó bảo gửi tiền lên cho no rồi nó gửi ĐT cho. Thì ra, chiếc điện thoại ấy được đem bán cho 1 cửa hàng điện thoại. Họ bảo rằng họ mua lại với giá 1 triệu 700k ( cho 1 chiếc điện thoại Nokia Lumina 525 mà giá mua mới tại FPT cách đây mấy tháng chỉ hơn 3tr ??? mình biết là họ cố tình muốn hút máu gia đình thêm một chút, toàn một ruộc lương tâm cất ở nhà khi đi làm cho khỏi mất với nhau thôi...). Dù sao, người không còn,chút kỉ niệm có tốn bao nhiêu mình cũng không tiếc. Hôm nay, mình đã lấy máy về, nhưng không còn sim. Hỏi lại cửa hàng thì họ bảo khi mua đt thì sim không còn. Có lẽ vì ngay trước nghỉ lễ, 30/8, Viettel khuyến mại, mình đã nạp cho cả mình và cô ấy mỗi người 150K. Thằng khốn nạn ấy còn không bỏ xót đến từng đồng nó kiếm được từ những con người không may mắn trên chuyến xe ấy. Hôm nay, mình gọi lại cho số của Lan, phía bên ấy thậm chí còn lôi đủ những thử tục tĩu ra để chửi bới, thách thức mình, còn hỏi cả địa chỉ để đến tận nhà xử mình. Thật quá hay cho cái danh "cứu hộ". Mà mình nghĩ phần nhiều đó là người của"cứu hộ" chính thức, bởi vì vợ mình là nạn nhân cuối cùng được tìm thấy tại hiện trường, là nạn nhân thứ 12. Ấy vậy mà....
Thậm chí, ngay sáng 2/9, một chị chăm người nhà ở gần chỗ mình nằm trên Lào Cai cũng nhận được điện thoại từ số người thân của chị đòi tiền chuộc điện thoại. Chị ấy còn bảo lại người thân còn chưa biết sống chết thế nào mà chúng nó đã đòi nã tiền rồi. Lương tâm con người "cứu hộ" đấy. Tài sản trên chuyến xe ấy không nhỏ. Tiền bạc, tư trang không ít. Những con người mang cái danh "cứu hộ" , thực ra, phải gọi các người như thế nào cho đúng đây ?
Câu chuyện thứ 3 mình muốn nói là về các tổ chức sớm lên tiếng trong vụ việc này. Bộ trưởng Thăng nói là làm, không có gì để chê trách, tất cả những gì Bộ trưởng yêu cầu đều được thực hiện. Phía Bộ Y tế, chả biết ai, nhưng bên ấy cũng thật nhanh nhảu mà rằng :" miễn toàn bộ viện phí cho các nạn nhân". Các cụ cứ nói cho sướng cái mồm, lời nói có mất tiền mua đâu, về các bệnh viện,  đâu đâu cũng tạo điều kiện cứu chữa, nhưng viện phí? Không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế không đồng ý, bệnh viện không làm được,trên Lào Cai còn không có nữa là Ninh Bình, gia đình lại đi thanh toán. Rồi thì các bộ ban ngành cũng thi nhau, nào là hỗ trợ các nạn nhân bằng này, bằng kia... Rồi thì Bảo Việt cũng nhanh nhảu đã ứng 1 tỷ gì đó để chi cho các hành khách... Tất cả những gì mình nhận được từ các bộ, ban ngành, đoàn thể ... đó là 1 triệu đồng của Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai. Các cụ tranh công thì nhanh lắm, chỉ có trách nhiệm là chưa thấy cụ nào nhận cho thôi...

Đây là một vài điều khiến mình thêm tổn thương, thêm đau khổ, thêm bức xúc, thêm buồn chán về cái xã hội này. Mình viết ra không phải để nói xấu chế độ hay tạo scandal, anh hùng bàn phím hay bất thứ cái gì ngớ ngẩn mà các bạn có thể đặt ra cho mình. Mình chỉ muốn cho xã hội biết những cái sự thật đang bị bóp méo, hay chưa ai vạch trần nó ra. Mình mong các bạn CHIA SẺ bài viết này cho tất cả mọi người, để mọi người được biết. Chỉ thế thôi. 

                                                                                      Xin cảm ơn các bạn !

10 tháng 9 2014

KHÓC MẸ

Đây là một trong 2 bài thơ Lê Xuân Hùng đã gửi trực tiếp cho Cả Mõ, nhờ góp ý. Cả Mõ mạn phép đăng lên Blog bản đã có sự góp ý của mình.

Ảnh minh họa
Con về tang mẹ chiều đông
Xót đau nấm đất một vầng cỏ xanh
Cô liêu sương giọt đầu cành
Góc rừng hoang lạnh buốt vành khăn tang
Mẹ đi đâu nỡ vội vàng
Để con côi cút, bàng hoàng...Mẹ ơi!
Âm dương cách biệt phương trời
Thế là con mất mẹ rồi... còn đâu...

Vai gầy xộc xệch áo nâu
Vuông khăn mỏ quạ bạc màu gió sương

Còng lưng  dưới ruộng trên nương
Mồ hôi mẹ đẫm nẻo đường đời con
Anh em con được vuông tròn
Đắng cay để mẹ hao mòn thịt da
Đất trời dâu bể bao la
Mẹ đi con chịu xót xa phận mình
Con chưa báo nghĩa sinh thành
Khăn tang đã nặng một vành... Mẹ ơi!
Giờ đây con lớn nên người
Nhớ về mẹ vẫn ngậm ngùi xót thương
Thẳm sâu trong cõi vô thường
Con bơ vơ mỗi bước đường bão giông.
Ảnh minh họa
Con ngồi khóc mẹ chiều đông
Nỗi đau mấy chục năm ròng chưa nguôi.

                                            Lê Xuân Hùng
                                             Tiến Lập - Trì Quang - Bảo Thắng  - Lào Cai
                                       Trì Quang 18/6/2014

06 tháng 9 2014

Chuyện hài: ANH ẤY TIẾN BỘ GHÊ





            Xưa nay cái chuyện khoe con kể cũng không phải là hiếm. Bữa ấy ở làng có mấy anh mới được đi lính, ngồi rỗi các bà mẹ của mấy chú lính tò te mới có dịp khoe con. Bà thứ nhất khoe:
            - Thằng con tôi thế mà tiến bộ, mới vào lính được mấy tháng mà nó đã đeo đến một sao, một gạch rồi đấy. Nghe đâu người ta bảo, một sao một gạch thì chí ít cũng hạ sĩ hay thiếu úy gì đấy.
            Bà thư hai vội cướp lời:
            - Thế thì làm gì đã tiến bộ, con tôi mới vào lính chưa đầy hai tháng, hôm qua thư nó viết về bảo, con là lính một sao mà mỗi ngày cũng phải đeo đến chín gạch!, vậy chẳng biết là nó cấp gì nữa?
            Tất nhiên đeo một sao mà kèm đến chín gạch thì các bà biết cấp gì mà phán. Nhưng đợi mãi không thấy bà thứ ba nói gì, hai bà đã khoe con mới hỏi:
            - Anh ấy nhà bà đi được những 6 tháng, chắc là cấp-chức cũng kha khá rồi đấy nhỉ?
            Bà thư ba ỏn ẻn:
            - Vâng, chẳng biết nó làm đến cấp gì, tôi hỏi nó cấm có nói. Bữa nó về nghỉ phép, vợ chồng nó nhỏ to tâm sự trong buồng, tôi vô tình đi qua nghe thấy vợ nó bảo: “Ghê chửa, mới có vậy mà đã to tướng lên rồi đấy!”.
            Cả hai bà bạn cùng trầm trồ thán phục:
            - Giỏi nhỉ, mới đấy mà đã lên đến cấp tướng, anh ấy tiến bộ ghê!.
                                                                                                                                                                                                            Mạnh Nguyên