(Bài viết nhân dịp ngày Quốc tế Người cao
tuổi-01/10/2014.)
Thế kỷ 20 thế giới bắt đầu
xuất hiện xu thế già hóa dân số do tuổi thọ trung bình tăng lên, tỷ lệ người
cao tuổi (NCT) trong dân số ngày càng cao. Hiện tượng già hoá dân số này có tác
động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của mỗi người, mỗi gia đình, của cộng đồng
mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ðây là vấn đề quan trọng của thế giới.
Ý thức được tầm quan trọng
của sự già hóa dân số, từ cuối năm 1982 Liên hợp quốc đã tổ chức Đại hội thế
giới lần đầu tiên về vấn đề NCT tại viên (Thủ đô nước Áo), với hơn 3000 đại
biểu của các nước và các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới tham dự. Sau
khi phân tích sâu sắc mọi mặt về tình hình NCT, Đại hộ đã chỉ ra những tiềm
năng quý giá của NCT và khẳng định tuổi thọ tăng là mọt nhân tố quan trọng của
sự phát triển. Đại hội đã trịnh trọng tuyên bố: “Cần bảo đảm không một hạn chế
nào, mọi quyền lợi của NCT theo đúng Tuyên ngôn về Quyền con người của Liên hợp
quốc”. Đại hội cũng đã thông qua Chương trình hành động quốc tế dài hạn về NCT;
phát động năm quốc tế NCT và thông qua biểu tượng “Cây đa” - biểu trưng cho
người cao tuổi.
Tọa đàm giữa các tác giả thơ NCT tại đêm Thơ Nguyên Tiêu Huyện Bảo Thắng - Xuân 2011 |
Năm 1991- sau 10 năm thực
hiện chương trình hành động quốc tế dài hạn về người cao tuổi, Liên hợp quốc
thấy cần thiết phải rà soát về hiệu lực và tính khả thi của Chương trình để
điều chỉnh, bổ sung xây dựng Chương trình cho 10 năm tiếp theo. Đại Hội đồng
Liên hiệp quốc cũng đã có Nghị quyết về “Những nguyên tắc thuộc đạo lí đối với
người cao tuổi” làm cơ sở để xây dựng mọi Chương trình hành động quốc tế và của
từng quốc gia. Đồng thời ra Nghị quyết lấy ngày 1/10 hằng năm là ngày quốc tế Người
cao tuổi từ năm 1991.
Điều đó đã thể hiện sự
quan tâm sâu sắc của toàn thể cộng đồng loài người đến một hiện tượng mới, đó là
sự gia tăng nhanh chóng của dân số người cao tuổi, cần thống nhất hành động vì
quyền lợi của NCT và sự tiến bộ chung của nhân loại. Thông báo của Liên hiệp
quốc về quyết định này ghi rõ: “Bằng việc đề ra quốc tế NCT, Liên hợp quốc mong
muốn mọi người nhận thức rõ hơn thực tế về NCT, thấy rõ khả năng to lớn của họ
đóng góp vào sự phát triển cộng đồng xã hội. Đồng thời cũng lưu ý mọi người
trên thế giới về một hiện tượng rất mới mẻ, đó là già hóa dân số và trong tương
lai không xa về một kỉ ngyên của người cao tuổi”.
Tháng 4 năm 2002 Hội nghị
quốc tế NCT họp tại Tây ban Nha với 5.000 đại biểu đại diện cho các nước và các
tổ chức quốc tế đã ra tuyên bố chính trị, nhấn mạnh:
“Đánh giá cao sự tăng thêm
tuổi thọ ở nhiều vùng trên thế giới như là một thành tựu quan trọng của loài
người…Cam kết loại bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử vì lí do tuổi già. Thừa nhận người cao tuổi cũng phải được hưởng cuộc
sống đầy đủ, có sức khỏe, được an toàn và tham gia tích cực vào đời sống kinh
tế, xã hội, văn hóa và chính trị…
“Khảng định tiềm năng của
người cao tuổi là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tương lai. Điều đó làm
cho xã hội có thể tin cậy vào các kĩ năng, kinh nghiệm và trí tuệ ngày càng
tăng của NCT …”
Theo kết luận của một số nhà nghiên cứu lão khoa thì, đặc điểm của tế bào thần kinh có sức sống lâu bền hơn các
tế bào khác, cho nên có không ít NCT
vẫn có thể học tập, nghiên cứu khoa học, làm công việc của người lãnh đạo, quản
lý, tư vấn… giải quyết những vấn
đề chính trị cho xã hội và gia đình một cách sáng suốt. Ở mỗi NCT, ít - nhiều đều có những triết lý sống, kinh nghiệm sống quý báu mà các thế hệ
sau cần học hỏi.
Sở dĩ có được tiềm năng đó là vì
những tri thức đã được học tập, nghiên cứu và qua trải nghiệm đã tạo nên bề dầy trong cuộc sống của NCT lớn hơn những người trẻ tuổi. Trong khi lớp trẻ phải tập
trung vào những vấn đề của cuộc sống thường nhật thì NCT lại có điều kiện tập trung hơn tới
việc giúp đỡ cho con cháu và tham gia hoạt động xã hội.
Câu lạc bộ hát dân ca thuộc hội NCT thị trấn Phố Lu biểu diễn phục vụl ễ ra mắt chùa Liên Hoa-xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng |
Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói
riêng, NCT thường được Nhà nước và xã hội đề cao là vì truyền thống văn hoá
được hình thành từ đời sống cộng đồng ở khu vực sinh thái nhiệt đới, nhiều
thiên tai và do ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo. Tuy nhiên, không phải ngẫu
nhiên mà cho đến ngày nay vai trò của “già làng” “trưởng bản”, thường là những
người cao tuổi vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống, xã hội ở cơ sở.
Theo quan niệm của Nho giáo, một xã hội hài hoà cần phải có các quy phạm đạo
đức, để điều chỉnh các quan hệ xã hội và gia đình, đó là “Đạo”, “Tam cương”,
“Ngũ thường”. Trong các chuẩn mực trên có quan hệ cha - con: “cha hiền, con
hiếu”. Cha có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, con cái có nghĩa vụ hiếu thảo, phụng
dưỡng cha mẹ khi về già. Hiếm có một dân tộc nào như Việt Nam, trong huyền
thoại và lịch sử, người cao tuổi và người trẻ tuổi đều được nhà nước và xã hội
đề cao. Sự kiện Hội nghị Diên Hồng năm 1.285 do Trần Quốc Tuấn triệu tập bao
gồm các phụ lão, những đại biểu có uy tín của nhân dân cả nước để bàn kế sách
chống quân Nguyên-Mông là một minh chứng.
Trong
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò NCT luôn luôn được đánh giá cao và phát huy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trách nhiệm của các cụ phụ lão chúng ta đối
với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây
dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu, nước suy sụp,
phụ lão phù trì”. Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chủ trương thành lập “Phụ lão cứu quốc hội”.
Hiện nay NCT thường giữ vai trò trọng trách
trong các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở: như tổ chức Đảng, Chính
quyền, Mặt trận. NCT còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xã hội như
phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá, tổ chức hoà giải, tổ chức khuyến học,
khuyến tài… của địa phương và dòng họ. Vì vậy, theo một học giả chuyên nghiên
cứu về NCT của liên bang Nga đã từng nhận xét: Nếu một người cao tuổi đã cống
hiến sức lao động cho xã hội 40 năm thì xã hội không bao giờ trả được hết nợ
cho họ.
Kỷ niệm ngày Quốc tế người cao tuổi năm nay chúng ta hãy đẩy mạnh "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từ đó nâng chất lượng phong
trào thi đua: “Tuổi cao, gương sáng, hiến công hiến kế vì quê hương đất nước”,
nâng cao chất lượng chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cán bộ, hội viên và
người cao tuổi; phát huy tiềm năng, kinh nghiệm sống của cán bộ, hội viên
và người cao tuổi, góp phần xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh ở khu dân cư, xứng đáng với 18 chữ vàng mà Ban chấp
hành Trung ương Ðảng tặng cho Hội Người cao tuổi Việt Nam: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”.
Mạnh Nguyên
Dựa theo tài liêu Tuyền truyền của
TW hội NCT Việt nam
Dựa theo tài liêu Tuyền truyền của
TW hội NCT Việt nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét