Nhẫn là gì?
Chữ nhẫn chiết tự
ra gồm chữ đao (刀) nghĩa là dao, chữ tâm (心) nghĩa
là tim. Khéo khen ai nghĩ ra cái cấu hình con dao nhọn để trên trái tim như vậy
khiến cho chữ nhẫn diễn tả một lối hành xử được nhiều người chọn: Đó là tính chịu đựng.
Viết chữ nhẫn (忍) như thế nào ?
Người viết thư pháp (cũ), khi
viết chữ nhẫn thường sáng tác hoặc trích những câu hay của các danh gia để minh
họa cho ý mình muốn tìm trong chữ nhẫn, chẳng hạn như hai câu thơ sau:
Dịch âm:
Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không
Hoặc hai câu sau:
Dịch âm:
Nhẫn thị thân chi bảo
Bất nhẫn thân chi ương
|
Dịch nghĩa
Nhịn một lúc, gió yên sóng lặng
Lùi một bước, biển rộng trời trong
Dịch nghĩa:
Nhịn là (của) báu của thân
Không nhịn (là) vạ của thân
|
Về ý nghĩa của chữ "nhẫn"
"Nhẫn" có
nghĩa là biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác, để điều chỉnh
hành vi.
“Nhẫn” là nhịn, sẵn lòng: Nhẫn một tí để đỡ
sinh chuyện, nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục.
Nhẫn nại nghĩa là bền bỉ, chịu khó, chịu khổ,
kiên trì theo đuổi đến cùng công việc đã đặt ra; nhẫn nại học tập, biết nhẫn nại, chịu khó,
chịu khổ trong rèn luyện.
"Nhẫn" còn
có ý là chịu dằn lòng xuống để tránh bực tức, cãi vã, ví dụ: "Nhẫn nhịn nhiều chứ
nếu không thì sinh chuyện rồi"...
Ý nghĩa của chữ "nhẫn"
là thế, nên tổ tiên ta có câu "chữ nhẫn quý hơn vàng".
Từ xa xưa, tổ tiên ta muốn các thế hệ con cháu luôn luôn
nhớ và thực hiện đức tính "nhẫn" đã
nghĩ ra cách, dùng kim loại chế tác một cái vòng xỏ vào ngón tay để luôn nhắc
nhở ta, rèn luyện lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ sao cho tốt đẹp, gọi đó là
cái "nhẫn".
Thuở ban đầu, đời sống kinh tế còn thấp, nên nhẫn được làm
bằng đồng thau, rồi tiến đến bằng bạc, và thế kỷ XX làm bằng vàng, hoặc nhẫn khảm đá
quý. Tóm lại từ sinh ra, "nhẫn" đã được chế tác bằng vật liệu quý.
Có điều đáng nói là, không ít người chỉ coi chiếc nhẫn là đồ
trang sức, nhằm tô thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho con người, mà quên hẳn, thậm
trí không biết đó là một thực thể nhắc ta luôn luôn nhớ đến việc thực thi
đức "nhẫn" trong đời sống hằng ngày.
Đối với chiếc nhẫn cưới, cũng là thế!
(S.t. online)
LỜI 1
Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để liệu đường lo toan Có khi Nhẫn để vẹn toàn Có khi Nhẫn để chớ tàn hại nhau. LỜI 2
Nhẫn vừa dành để yêu
thương,
Nhẫn vừa dành để tìm đường lo toan, Nhẫn còn dành để vẹn toàn, Nhẫn còn dành để tránh tàn sát nhau. |
Về sau người ta thêm thắt
thành:
***
Có khi NHẪN để yêu thương
Có khi NHẪN để tìm đường tiến thân Có khi NHẪN để chuyển vần Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hoà Có khi NHẪN để vị tha Có khi NHẪN để thêm ta bớt thù Có khi NHẪN tính giả ngu Hơn hơn, thiệt thiệt, đường tu ai tường? Có khi NHẪN để vô thường
Không không, sắc
sắc, đoạn trường trần ai!
Có khi NHẪN để lắng tai
Khôn khôn, dại dại, nào ai tránh vòng? Có khi NHẪN để khoan dung, Ta vui, người cũng vui cùng có khi. Có khi NHẪN để tăng uy Có khi NHẪN để kiên trì bền gan Có khi NHẪN để an toàn Có khi NHẪN để rõ ràng đúng sai Bạn bè giao thiệp nào ai? Có khi NHẪN để kính người trọng ta Kể ra cũng khó dễ mà, Chữ TÂM, chữ NHẪN xem ra cũng gần |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét