![]() |
Chân dung cụ Cao bá Quát |
Sử Việt có chép, dưới thời vua Thiệu Trị (Nhà Nguyễn), cụ Cao Bá Quát
được cử làm quan sơ khảo tại trường thi Thừa Thiên đã bị khép án tử hình vì
tội này.
Chuyện kể rằng, trong khi chấm thi thấy một số bài văn hay nhưng phạm húy,
không muốn vì lỗi nhỏ mà đánh trượt người tài, Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ đã
ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 bài. Trong 24 người này có 5 thí sinh đỗ cử nhân…
Sau này, khi bị Bộ Lễ và Viện Đô
sát điều tra, Cao Bá Quát nhận tất cả và nói: “Tôi thấy các bài hay sính bút
làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”.
Án được dâng lên vua, Cao Bá
Quát và Phan Thời Nhạ bị khép tội tử hình.
Về sau vua cho rằng, do sự khờ
dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác, nên đã khoan tha cho tội xử tử,
đổi sang tống ngục.
Xét về động cơ, việc sửa bài thi
cho thí sinh của Cao Bá Quát cũng chỉ là quý, tiếc người tài mà mang tội. Vì
thế Luật thi cử thời đó dù rất nghiêm, nhưng nhà vua vẫn giảm án cho ông và
được đoái công chuộc tội.
Nay, việc sửa bài thi cho thí
sinh của Vũ Trọng Lương (Hà Giang), về động cơ chắc không phải là trọng tài
theo đúng nghĩa chữ “tài” (良好), bởi hầu hết
các thí sinh được sửa bài đều có số điểm quá cao so với thực lực, nghĩa là họ
không có thực tài.
Phải chăng, động cơ sửa bài của Lương cũng vì một chữ tài,
nhưng lại mang nghĩa khác (錢) là tiền!?.
Cả Mõ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét