Cả Mõ

camoz77.blogspot.com/

31 tháng 3 2012

CHUYỆN CỦA TÔI


(TÊu vui mét mµn - thêi l­ưîng tõ 4-5 phót)
                                                                   TG:  M¹nh Nguyªn
          Ph©n vai:
- Trî lý chñ tich x· (ViÕt t¾t lµ: TL)  Nh©n vËt Nam hoÆc n÷, nh­­ng ho¸ trang vÎ mÆt cã tÝnh hµi h­­íc, mét tay bÞ gÉy ph¶i nÑp cè ®Þnh, d¸ng ®i tÊp tÓnh.
- Bè trÝ ng­êi nãi ®Õ ë hËu tr­êng. (ViÕt t¾t lµ: TiÕng ®Õ)
         
                                                       Më mµn:

          TL: Tõ c¸nh gµ tËp tÔnh ®i ra, cói chµo kh¸n gi¶:
          - Th­­a quý vÞ cïng toµn thÓ bµ con! ë ®©y cã ai quª B¶o Th¾ng([1]) kh«ng nhØ?
TiÕng ®Õ - Cã ®Êy!

TL: - ¬, thÕ mµ cã èi ®ång h­¬ng ®Êy nhØ!

TiÕng ®Õ - §ång h­ư¬ng víi ®ång khãi th× ®Ó lµm g×?

TL: (Che miÖng ra ý nãi nhá) - Lµ ®Ó cã ng­êi ®ång c¶m, tù tin mµ kÓ chuyÖn chø sao!

TiÕng ®Õ - §»ng Êy ®Þnh kÓ chuyÖn g× ®Êy?

TL: - Lµ chuyÖn riªng th«i (quay ra phÝa kh¸n gi¶):
- Th­a bµ con:
Nh­  T«i  ®©y: Víi cÊp quèc gia tuy chöa ®­îc lµ sang,
                         Nh­ng ë cÊp lµng còng cËp kª kÎ c¶!..

TiÕng ®Õ-  Chøc g× mµ oai thÕ?

TL: - Trî lý Chñ tÞch!

TiÕng ®Õ - Trî lý chñ tÞch tØnh µ?.

TL: - Kh«ng, lµ chñ tÞch x·. ThÕ chñ tÞch x· mµ kh«ng oai µ, còng lµ ng­êi ®øng ®Çu hµng x· cßn g×?

TiÕng ®Õ - VËy th× kÓ ®i, dµi dßng qu¸!

TL: - Th× kÓ!
          Ng­êi ta b¶o, trî lý cã chuçi vÇn ch÷ (ý), nghÜa lµ:
ThËp thß xin ch÷ ,
Nãi n¨ng tuy lÝ nhÝ,
Nh­ng biÕt "cµi" mét ,
Còng chËt nh­ ch¬i!
ThÕ lµ t«i nghÜ ra mét kÕ, m­în kho¶n tiÒn B¶o hiÓm x· héi cña c¬ quan. (HÝ, hÝ) - ®ãng chËm mét chót cã sao. M­în ®Ó ch¬i thö mÊy "qu¶" ®Ò. ChØ cÇn tÝnh tróng th× mét vèn, ch¼ng ph¶i bèn mµ lµ b¶y m­¬i lêi. Lóc Êy tr¶ gèc còng ch­a muén.
VËy lµ t«i "tÇm th¬"…

TiÕng ®Õ:  - TÇm th¬ lµ viÖc g× thÕ?

TL: - TÇm th¬ mµ kh«ng biÕt µ, (Quay xèng kh¸n gi¶-mét tay chØ vµo trong hËu tr­êng): Sao ngu thÕ nhØ. TÇm th¬ lµ t×m th¬, t×m th¬ ®Ó luËn §Ò chø lµm g×!. Ch¬i §Ò mµ kh«ng cã th¬ th× kh¸c nµo ng­êi nghiªn cøu mµ kh«ng cã lý luËn?
§­îc bµ chñ hµng §Ò gi¶i nghÜa th¬ víi con sè §Ò, nghe cø lµ mª li. VÝ nh­, m¬ dÉm ph¶i ph©n lµ ®­îc sè 05, ch¼ng thÕ mµ con mÑ b¸n d­a ë cuèi phè, h«m nä m¬ ®­îc ®èng ph©n chã, c¶ nhµ nã ¨n ®ñ lµ g×! Råi bµ ta ng©m:
    (LÈy KiÓu)             "Tr©u vÒ thµnh phè tr©u c­êi,
Mång ba th¸ng mét s¸ng ngêi niÒm tin!"
Ti hÝ con m¾t l­¬n, bµ chñ dÝ ngãn tay vµo tr¸n t«i:
- ThÊy ch­a, ®Ých thÞ h«m nay nã vÒ con sè 31 nh¸.
ThÊy t«i l¬ ng¬ nh­ ch­a hiÓu, bµ ta chÐm tay gi¶i thÝch: C©u trªn, tr©u vÒ thµnh phè tr©u c­êi lµ chØ sè 31, thÕ 31 ch¼ng ph¶i biÓn sè xe thµnh phè Hµ Néi lµ g×. Cßn c©u d­íi th× râ nh­ ban ngµy: mång 3 th¸ng 1, mµ t¸ch 2 con sè cña c©u nµy ghÐp l¹i còng chØ ®óng 31, ®óng kh«ng?!.
Qu¶ th¸nh thËt!
VËy lµ t«i lµm ngay mét sè ®éc nhÊt víi gi¸ mua cao ngÊt ng­ëng. Suèt ngµy h«m Êy cø phËp phång, thÊp thám ®îi giê ®ä sè nh­ ®îi ng­êi yªu.
Nh­ng hìi «i, võa thÊy t«i, bµ chñ hµng §Ò ®· xuýt xoa:
- TiÕc qu¸ em ¬i, chÞ em m×nh kh«ng tÝnh ®Õn lén sè, nã lµ 13 c¬ em ¹.
T«i hoa c¶ m¾t, suýt ng·. Cø hái ®i hái l¹i xem cã nhÇm kh«ng. Nh­ng bµ chñ hµng §Ò ®· an ñi:
"Ai chiÕn th¾ng mµ kh«ng hÒ chiÕn b¹i,
Ai nªn kh«n mµ ch¼ng d¹i ®«i lÇn"
Em míi vµo lµng ®Ò lÇn ®Çu ®· suýt tróng lín, thÕ lµ vËn ®á l¾m ®Êy! Th«i, h«m nay lµm ngay mét sè n÷a, lÇn nµy ph¶i ®¸nh lén c¶ ®Çu, c¶ ®Ýt nã lªn em ¹ . Bµ ta cßm ng©m nga thÕ nµy, (Ng©m):
"Ch¬i ®Ò ch¼ng chãng th× chÇy,
Qua c¬n bÜ cùc míi tíi ngµy th¸i lai !"

§­îc ®éng viªn, t«i b¾t ®Çu lao theo c¸c c©u th¬ vµ c¸c con sè §Ò nh­ kÎ kh¸t ®uæi theo cèc C« ca!
Mµ nãi trém vÝa mÊy ®Ö tö nhµ §Ò, chø ë ®êi chØ cã hä nhµ §Ò lµ anh dòng nhÊt. V× ch¼ng ai muèn bÞ gäi lµ ngu, cã khi bÞ chöi lµ ngu, cßn s½n sµng th­îng c¼ng ch©n, h¹ c¼ng tay víi nhau Êy chø. VËy mµ c¸c ®Ö tö nhµ §Ò l¹i liªn tôc tù gi¸c nhËn m×nh ngu. Cø ®o¸n tr­ît, mÊt tiÒn lµ l¹i tù chöi:"sao m×nh ngu thÕ!". Nh­ng mét 100 kÎ ®¸nh ®Ò, nÕu chia ®Òu con sè th× cã ®Õn 99 kÎ ph¶i tù nhËn lµ ngu!
Mçi lÇn SÕp hái, ®· chuyÓn tiÒn tr¶ b¶o hiÓm ch­a, t«i ngoan ngo·n:
- D¹ th­a, chuyÓn ®ñ råi ¹!
C«ng v¨n cña B¶o hiÓm ®Õn nh¾c, t«i dÊu nhÑm ®i ngay.
Nh­ng råi, c¸i g× ph¶i ®Õn nã còng ®Õn. L¹i chÝnh t«i bÞ tai n¹n, ph¶i ®iÒu trÞ vµ nghØ h¬n mét th¸ng.
Ch¸y nhµ ra mÆt chuét!. Khi lµm l­¬ng B¶o hiÓm cho t«i, c¬ quan míi vì lÏ, ®· nhiÒu th¸ng nay c¶ c¬ quan kh«ng ®ãng tiÒn B¶o hiÓm x· héi!
ThÕ mµ cã ng­êi ®éc miÖng, hä cßn tÆng t«i ®«i c©u ®èi thÕ nµy:
"Tr¨m th»ng ®¸nh b¹c, tr¨m th»ng chÕt;
V¹n kÎ ch¬i ®Ò v¹n kÎ toi !"

Th­a quý vÞ cïng toµn thÓ bµ con!
B©y giê t«i  ©n hËn th× ®· muén; thay vµo l­¬ng b¶o hiÓm, t«i sÏ ®­îc lÜnh ¸n kû luËt v× ®· cè t×nh vi ph¹m kho¶n 2 ®iÒu 134 vµ kho¶n 1, 2 ®iÒu 136 cña luËt B¶o hiÓm x· héi!
V©ng, kÓ còng ch¼ng oan, t«i gieo giã th× t«i ®µnh gÆt b·o. LÏ ®êi vèn rÊt c«ng b»ng!
Êy chÕt, ®· ®Õn giê b¸c sü lµm thuèc, xin t¹m biÖt quý vÞ vµ mong r»ng, chí cã ai d¹i dét nh­ t«i!

Cói chµo kh¸n gi¶.

H¹ mµn
                                                                                     PhèLu 15.9.2007
                                                                                              M.N     


[1] . Quª - cã thÓ tuú høng lÊy ë mét x·, mét huyÖn nµo ®ã tuú theo hoµn c¶nh cña n¬i diÔn xu©t.

GẶP MẶT CÁC CỰU BINH QUÂN Y HOÀNG LIÊN SƠN

Thấm thoắt đã có 3 thập kỷ đi qua, hôm nay những cựu chiến binh quân y Hoàng Liên Sơn lại có dịp trở về mảnh đất địa đầu - nơi họ đã từng kề vai bên nhau, góp một phần sức trẻ cho sự nghiệp bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong số họ, giờ đây đã có người được vinh danh danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, mang trên vai đến quân hàm đại tá, nhưng cũng có nhiều người đã được nghỉ hưu, trở lại với cuộc sống đời thường và cũng còn không ít người đang tiếp tục làm việc, cống hiến trên nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Trong ngày vui gặp mặt này, ngoài các cựu binh, còn có sự tham gia của cán bộ quân y đương chức ở các ban quân y bộ CHQS tỉnh Yên Bái, bộ CHQS tỉnh Lào Cai – đây là những người anh em cùng có chung cội nguồn từ quân Y Hoàng Liên Sơn năm ấy.
Cho dù màu cho thời gian đã điểm những dấu ấn lên làn da, mái tóc, nhưng những đồng đội - đồng nghiệp này vẫn cảm thấy như được trở về với một thời tuổi xanh - một thời của phong trào “Đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc đang cần”; một thời của phong trào nối bước cha anh, giữ ngọn lửa truyền thống “Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước”.
Không phải ngẫu nhiên mà buổi gặp mặt này lại được tổ chức trên mảnh đất thiêng liêng “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”- mảnh đất năm xưa đầy rẫy những cỏ dại và bom mìn, nay đã là thành phố trẻ dưới chân núii Hoàng Liên hùng vĩ. Tất cả còn đọng lại trong họ biết bao nhiêu kỷ niệm gắn với những gương mặt thân thương, những địa danh đáng nhớ, như “Bệnh xá O tròn”; Tiểu đoàn 24 quân y; sở chỉ huy K3 Bảo Thắng; đại đội huấn luyện y tá và bệnh xá hậu phương ở thị xã Yên Bái… Những phiên hiệu đơn vị cứ lần lượt được hiện về như: Trung đoàn 254, Trung đoàn 192; Trung đoàn 819; tiểu đoàn 21 đặc công hoặc các Ban CHQS, các tiểu đoàn quân bộ đội địa phương ở những huyện vùng biên…-nơi đã in dấu chân những cán bộ, chiến sỹ quân y cần mẫn ngày đêm vì chất lượng cuộc sống và sức khỏe của đồng đội. Mỗi địa danh với mỗi tên người, tên núi, tên sông được nhắc lại đều gợi lên nỗi nhớ về những ngày gian lao vất vả, vừa lo sẵn sàng cấp cứu, điều trị cho thương-bệnh binh, vừa lo chuẩn bị các cơ số thuốc men, trang bị để sẵn sàng phục vụ chiến đấu và bảo đảm tự vệ an toàn cho đơn vị. Đó là những đêm thức trắng để tính toán xây dựng, tác nghiệp phương án “Bảo đảm quân y”; là chuẩn bị các cơ số để sẵn sàng lên đường tiếp viện cho phía trước khi có chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Rồi những ngày mùa Đông trên cao nguyên Lùng Phình-Bắc Hà hoặc những đêm giá trên đỉnh cao Tùng Lâu-Mường Khương…sương giăng trắng núi; gió biên thùy thổi cái rét thấu xương lùa vào doanh trại. Đồng đội lại ôm nhau, truyền hơi ấm cho nhau để vượt qua những đêm ngày gian lao thử thách. Dù vất vả trăm bề, nhưng trong họ vẫn tràn trể sức sống và nhiệt huyết yêu đời, bởi họ còn được sưởi ấm từ tình thương yêu, đùm bọc của đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp.

Tiếc rằng, trong buổi gặp mặt này vẫn thiếu vắng nhiều gương mặt, vì nhiều lý do. Có người vì xa xôi cách trở, có người vì tuổi cao, nhưng cũng có người đã vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng, cống hiến cả tuổi xuân cho sự bình yên của Tổ quốc.
Buổi gặp mặt thực sự là một dịp đáng nhớ, để những chiến sỹ “áo trắng” có chung tên gọi “Hoàng Liên Sơn”, tay trong tay mà “ôn cố tri tân”. Mừng cho nhau khi biết được tiến bộ của mỗi người và sự trưởng thành của các con, các cháu. Cũng từ buổi gặp mặt này là dịp để họ biết được thêm thông tin về nhau, cảm thông và chia sẻ với những đồng đội còn gian nan vất vả. Tình đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp của một thời đã tạo nên trong họ sợi dây tình cảm đặc biệt, làm cho họ quên đi những xa cách về thời gian, trở lại với sự hồn nhiên, sôi nổi của một thời tuổi trẻ.
Thời gian gặp nhau thật là ngắn ngủi, họ lại phải bịn rịn chia tay và hẹn gặp lại vào những năm sau. Hy vọng rằng, những cuộc hội ngộ sau này sẽ đông hơn và sẽ có thêm nhiều người hôm nay chưa có dịp về họp mặt.
                                                                                                                             M.N
                                                                                                                 Tháng 2 năm 2012

26 tháng 3 2012

GẶP MẶT SAU GẦN 40 NĂM CỦA LỚP Y 21 - LÀO CAI

                                    
           Tựu trường vào mùa Đông năm 1969 và tốt nghiệp ra trường vào mùa Hạ năm 1973 - vậy là thấm thoắt 38 mùa Xuân đã đi vào kỷ niệm. Hôm nay, những học viên của lớp Y sỹ khóa 21 tỉnh Lào Cai lại có dịp quy tụ về đây - trên mảnh đất được coi là cái nôi đã chăm chút cho họ bước vào nghề thầy thuốc - để họ cùng tay bắt, mặt mừng và ôn lại kỷ niệm của một thời “áo trắng”.

          Cho dù màu thời gian đã điểm lên những mái đầu xanh; tuổi tác cũng hằn ghi dấu ấn lên màu da, nét mặt và không ít người đã lên chức ông-bà. Nhưng tất cả những gì là kỷ niệm thì không hề nhạt phai. Sự ôn cố tri tân đã làm cho mọi người như  được trở về với cái tuổi 20 đầy nhựa sống. Đó là những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian lao khổ hạnh. Chỉ với 3 năm 6 tháng sách đèn, thì có đến 3 năm phải vào học trong các khu sơ tán và cũng đủ 4 lần chuyển chỗ để tránh máy bay.

          Ngày ra trường, trong niềm vui khôn kể, mọi người bịn rịn chia tay nhau để bay đi như những những cánh chim. Người vào cơ quan, người vào bệnh viện; người đi lên biên giới, vùng cao; người vào nhà máy, công trường hoặc nhập ngũ tòng quân ra mặt trận. Ở lĩnh vực nào họ cũng hăng say làm việc, mang sức trẻ của mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ và dựng xây quê hương đất nước. Rồi tất cả đã trưởng thành theo năm tháng, họ lại tiếp tục đi xa hơn, tỏa ra khắp mọi miền đất nước...

          Đến hôm nay, trong số 61 người dự thi tốt nghiệp thì chỉ có 26 người về dự được ở buổi gặp mặt này. Đây là lúc họ có dịp để cho các kỷ niệm từ ký ức ùa về. Cùng kể cho nhau nghe về những ngày qua và cuộc sống hiện tại. Cùng chia vui với nhau về sự thành đạt của mỗi người; chúc mừng nhau về sự trưởng thành, tiến bộ  của các con, các cháu và hạnh phúc của mỗi gia đình.

Đánh giá tuy khái quát, nhưng khá đầy đủ về tình cảm, sự trưởng thành của các bạn đồng môn, nguyên lớp trưởng Vũ Văn Hỉ đã nói lên sự thành đạt của mỗi người. Song cũng ngậm ngùi nhắc đến những anh, chị không còn được có dịp trở về để gặp mặt.

Bởi vậy, trong cái vui trùng phùng, hội ngộ, thì từ trong sâu thẳm đáy lòng của mỗi người cũng gợn lên nỗi tiếc thương với những người bạn đã sớm ra đi; trăn trở vì vẫn còn có người vất vả, thiệt thòi vì nhiều lẽ. Bởi vậy, buổi gặp mặt này còn có ý nghĩa hơn là để mọi người biết thêm thông tin về nhau, chia sẻ cùng nhau về niềm vui, nỗi buồn, động viên nhau để tiếp tục sống vui, sống khỏe, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng thêm nhiều ý nghĩa, tiếp tục xứng đáng với những gì họ đã làm, đã cống hiến cho gia đình và xã hội.

Tại buổi gặp mặt này, lớp Y 21 còn có một vinh dự là được đón tiếp sự có mặt của bác sỹ Nông Đức Cương, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh Lào Cai, phó giám đốc sở Y tế tới dự. Sự có mặt của đồng chí phó giám đốc sở đã thể hiện sự quan tâm rất sâu sắc của lãnh đạo ngành Y tế Lào Cai đối với các cựu học viên lớp Y 21 - những người đã có  ít nhiều đóng góp cho sự nghiệp của ngành Y tế - nói riêng và của tỉnh Lào Cai - nói chung.
Giờ phút xúc động này, ai cũng có chuyện để kể, để nhớ về quá khứ tuổi học trò vô tư và tinh nghịch; nhớ về những địa danh ở các khu sơ tán, như Vĩ Kim, Pặc tà, Lùng Thàng; nhớ về những đêm trực bệnh viện dưới ánh đèn dầu và những ngày căng thẳng, báo động vì máy bay Mỹ tập trung đánh phá ra miền Bắc. Cùng nhớ về những buổi học giữa ngày hè nóng nực hoặc những đêm đông giá lạnh đến thấu xương, hay những ngày đi thực tập ở cộng đồng, tuy vất vả, thiếu thốn đấy, nhưng vẫn tràn đầy tiếng cười của tuổi trẻ. Mọi chi tiết cứ lần lượt hiện về tựa cuốn phim quay chậm:

...Những trưa hè đón gió trời bên gốc khế.
Tắm giếng trong mát lịm dưới chân đồi...
Nỗi nhớ tràn về ký ức khôn nguôi:
Là buổi học trên giảng đường sơ tán,
Cột, vách, bàn tre, giấy dầu phủ tạm,



Cả thầy trò cùng vật vã dưới nóng oi.
Trang giấy nhòe vì mực trộn mồ hôi...
Cho  tất cả cùng  lắng vào kỷ niệm.

  Ảnh chụp tháng 5/1972
Ảnh chụp tháng 4/2011

          Giờ đây, cái thị xã nhỏ bé năm xưa đã lùi vào dĩ vãng. Lào Cai đang vươn mình lớn lên, với tầm vóc của một thành một thành phố trẻ. Những địa danh thôn dã ngày nào, nay đã được thay bằng tên đường phố. Đường vào khu sơ tán ngày ấy, nay đã là đường phố rộng thênh thang, với những nhà hàng, trụ sở cơ quan, những cao ốc lung linh ánh điện.

Đoàn chúng tôi đến thăm Đền Thượng - ngôi đền thờ vọng Đức Thánh Trần - được tọa lạc ngay bên bờ sông biên giới. Chuyện kể rằng, sau 3 lần chiến thắng quân xân lược Nguyên-Mông, Quôc công tiết chế Hưng Đạo Vương -Trần Quốc Tuấn đã chọn nơi đây làm điểm đặt điếm canh; nơi thường trực để canh phòng biên ải. Nay đền Thượng đã được trùng tu, đón khách thập phương về vãn cảnh và trở thành một trong những điểm nhấn trong Chương trình du lịch hướng về cội nguồn của 3 tỉnh Lào Cai-Yên Bái - Phú Thọ.

          Cuối chặng đường về thăm miền đất cũ, chúng tôi lại đến với Sông Hồng -  con sông vẫn cần mẫn ngày đêm chở nặng phù sa, bồi đắp cho khắp miền châu thổ. Tại đây - một địa điểm thiêng liêng, được coi là, “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, cũng vừa được khánh thành thêm một cây cầu mới, có tên là Cầu Kim Thành - cầu được nối trên trục đường xuyên Á và là điểm giao thương Quốc tế có tầm cỡ giữa Việt Nam với nước bạn Trung Hoa. Tiếc rằng, vì thời gian có hạn nên đoàn chưa có dịp sang bên kia cầu để thăm đất Vân Nam Trung Quốc.

          Sau hai ngày hội ngộ, họ lại hẹn gặp nhau vào những năm sau. Hy vọng rằng, lần gặp tới sẽ có thêm nhiều người hôm nay chưa có điều kiện về họp mặt. 

                                                                                     M.N

Phim Việt thịnh mốt BD

PHIM VIỆT ĐANG THNH MỐT “BD”!

          Trong vài năm gần đây, khán giả phim Truyền hình vui, vì được đón nhận nhiều phim truyện Việt Nam. Công bằng mà nói thì đã có không ít phim gây được ấn tượng tốt trong lòng khán giả cả về nội dung và nghệ thuật. Nhưng xen lẫn trong cái vui đó, người xem lại cảm thấy băn khoăn vì sự xuất hiện với tần suất quá dày của các nhân vật “lưỡng tính”- đồng tính, mà theo lối nói lóng của nhiều người thì là nhân vật “BĐ”!.

          Tôi không tiện đưa ra những con số thống kê chính thức, nhưng trong hầu hết các thể loại phim truyền hình được ra mắt trong thời gian qua, từ “Cảnh sát hình sự” đến “Phòng chống ma túy”, phòng chống “HIV/AIDS”, phim tâm lý xã hội... Thậm chí cả một số phim thuộc thể loại hành động, kinh tế, văn hóa cũng đều có xuất hiện các nhân vật đồng tính - mà chủ yếu rơi vào giới mày râu.

          Vẫn biết những người có khiếm khuyết về giới tính là đáng được thông cảm, bởi họ đâu có muốn vậy. Vì thế, sự cảm thông của xã hội với họ là cần thiết. Nhưng sự cảm thông không có nghĩa là cố tỉnh đưa hiện tượng cá biệt quá nhiều vào loại hình nghệ thuật được động đảo công chúng yêu chuộng, để nó trở thành như một hiện tượng phổ biến của xã hội. Không biết những người làm phim Truyền hình có dụng ý gì đó về hiện tượng này chăng?.

          Theo các nhà chuyên môn, hiện tượng lệch lạc giới tính (đồng tính) có hai dạng, phụ thuộc vào hai nguyên nhân chính. Đó là “đồng tính luyến ái” thật và “đồng tính luyến ái” giả. Về đồng tính luyến ái thật, đây là sự lệch lạc giới tính bởi yếu tố sinh học, bẩm sinh, di truyền, do biến đổi hoóc môn... Nếu căn nguyên là yếu tố này thì việc điều chỉnh hoàn toàn không hiệu quả. Vì như dân gian thường nói “trời sinh ra thế”. Người mắc chứng này cũng rất đau khổ, bởi họ phải sống trong một thể xác thuộc về giới tính khác chứ không phải là mình.

          Nguyên nhân  thứ hai là do yếu tố tâm lý xã hội tác động, làm biến đổi giới tính ở một cá thể người nào đó. Các nhà chuyên môn gọi đây là hiện tượng đồng tính luyến ái giả. Sự thật đã có một số bạn trẻ có vấn đề về lệch lạc giới tính do thói quen gây nên hoặc những tác động do tâm lý tình cảm…Nếu vì nguyên nhân này thì có thể phòng tránh được.

          Ở đây tôi không giám lạm bản quá sâu vào lĩnh vực chuyên môn, mà thấy rằng, cần cảnh báo cho các nhà làm kịch bản phim, nên thận trọng trong việc xây dựng nhân vật. Có nên đưa quá nhiều, quá dày, liên tục ở nhiều phim trong một thời gian ngắn, với sự xuất hiện những nhân vật đồng tính như trong thời gian qua. Bởi vì, về cảm nhận, trước hết là tạo cho khán giả (Những người bình thường) một cảm giác không mấy dễ chịu. Điều đáng lo ngại hơn là, từ phim ảnh tác động vào tâm lý giới trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên, gây tâm lý tò mò, có thể là điều kiện cho xuất hiện những “ca” đồng tính” giả như nguyên nhân thứ 2 trên đây.

Bàn về tình trạng phim ảnh với khá nhiều nhân vật “lưỡng tính” xuất hiện trong thời gian qua, rất nhiều khán giả nhận xét, sự xuất hiện của các nhân vật “lưỡng tính” không hề liên quan gì đến đòi hỏi cả về nội dung và chất lượng nghệ thuật của các bộ phim. Có người cho rằng, bây giờ do ăn phải những thực phẩm độc hại, hoặc ảnh hưởng của bầu khí ô nhiễm hậu “công nghiệp” nên loài người bị biến đổi zen, dẫn đến phát triển nhiều trường hợp lệch lạc giới tính (?). Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tình trạng xuất hiện nhiều nhân vật “lưỡng tính” trên loại hình nghệ thuật thứ 7 này còn có thể có một nguyên nhân xã hội tế nhị khác.

Nhưng dù là nguyên nhận nào đi nữa thì sự tác động từ phim ảnh cũng có thể sẽ gây nên những ảnh hưởng tâm lý trong giới trẻ, không cẩn thận dễ dẫn đến lợi bất cập hại. Rất mong các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm duyệt nội dung kịch bản phim cũng nên lưu ý đến vấn đề này.

                                                                                            Mạnh Nguyên

Thơ vui xướng họa

BỐ ĐI HỌC

(Bài xướng của Lê Minh Bảo)

Bố đi học vắng buồn sao,
Cái đinh cũng dỉ, con dao cũng cùn.
Trong nhà vắng vẻ sớm hôm,
Âm thầm lặng lẽ mẹ-con đợi chờ,
Tuần mong thứ, ngày mong giờ,
Bữa cơm không rượu, không chờ dọn mâm.
Những khi gió rét mưa dầm,
Đậy che mái dột, âm thầm mẹ, con.
Không nghe tiếng điếu rít dòn,
Không mua bia uống để còn trả chai.
Nước trong phích để nguội hoài,
Bố đi học vắng lấy ai pha trà.
Con mong mau sớm đến hè,
Trường cho bố nghỉ, bố về cho vui. 
Con thương bố lắm bố ơi!
Mẹ còn nhớ bố gấp mười lần con!






MẸ VẮNG NHÀ
(Bài họa-Mạnh Nguyên)

Mẹ đi công tác vắng nhà,
Thiếu bàn tay mẹ bếp ga nguội hoài.
Bố con mỗi buổi sớn mai,
Hết lương khô, lại được nhai bánh mì,
Tiến ăn luôn phải bội chi,
Vì trưa bố chẳng kịp về nấu cơm.
Bữa chiều thiếu bát canh ngon,
Bố ăn vộ vã chẳng buồn uống bia.
Áo con tuột chỉ, sờn khuy,
Đành treo vào mắc đợi khi mẹ về.
Mèo con nó cũng ủ ê,
Quanh bàn ắn, chẳng lượn lờ kêu meo!.
Dây phơi mấy buổi vắng teo,
Vì quần áo bẩn được treo góp dồn.
Mẹ đi vắng thật là buồn,
Nỗi buồn của bố còn hơn con nhiều...