Xây
dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đẩy
nhanh công cuộc Công nghiệp hóa và hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn - xóa
dần sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, miền - đặc biệt là sự chênh lệch
thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị. Tạo điều kiện để người nông dân
vươn lên trong công cuộc “xóa đói, giảm nghèo”, tiến lên làm giàu ngay trên địa
bàn cư trú.
Các doanh nghiệp ủng hộ tại Lê phát động Xây dựng Nông thôn mới-2011 |
Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI tiếp tục xác định đối với chủ
trương xây dựng nông thôn mới, đó là: “Triển
khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo
các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy nét văn
hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp
và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao
động.”.[1]
Là một huyện trọng tâm cả về Công-Nông nghiệp của tỉnh Lào
Cai, nhưng Bảo Thắng hiện vẫn là địa phương có số đông người lao động ở khu vực
nông nghiệp, cư dân nông thôn còn chiếm tỷ lệ trên 70%. Vì vậy, vấn đề xây dựng
nông thôn mới đang là sự quan tâm lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các
dân tộc trong toàn huyện. Theo báo cáo của UBND huyện, việc rà soát đánh giá
thực trạng theo 19 tiêu chí, đến nay mới có 1 xã đạt được 8/19 tiêu chí, còn
lại đại bộ phận các xã chỉ đạt được 4 đến 5 tiêu chí. Đặc biệt, có 2 xã chỉ mới
đạt từ 2 và 3 tiêu chí.
Để triền khai
Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Bảo Thắng đang khẩn trương chỉ đạo
các xã xây dựng Đề án tổng thể cho giai đoạn 2011 đến 2020. Trong đó sẽ phấn
đấu để có 5 xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn I (2011 -
2015). Đây thực sự là một thách thức lớn, nhưng nhìn chung, đại bộ phận quần
chúng nhân đều rất hào hứng đón nhận chủ trương này.
Tuy
nhiên, để đạt được mục tiêu đã xác định, việc xây dựng nông thôn mới trước hết
cần được coi là một phong trào cách mạng,
mà phong trào đó sẽ trực tiếp đem lại quyền lợi thiết thực cho người dân trong
khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy, để xây dựng thành công nông thôn mới không chỉ dừng lại ở trách
nhiệm của các cấp, các ngành mà phải được quán triệt đến từng tổ chức kinh tế
xã hội, từng hộ gia đình, từng người dân cùng chung tay thực hiện. Quan điểm chung về xây dựng nông thôn mới phải
tuân theo phương châm, phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư là chính.
Các hoạt động cụ thể của từng xã do chính người dân ở đó bàn bạc dân chủ, công
khai và quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, có sự tư vấn của cán
bộ chuyên môn.
Xây dựng nông thôn mới phải trên cơ sở lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác
đang triển khai ở nông thôn. Từ đó có cơ chế chính sách khuyến khích mạnh mẽ
đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng góp công sức của nhân dân.
Việc thực hiện này gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện). Bên cạnh đó, xây dựng nông thôn
mới cũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cấp ủy Đảng,
chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, kế hoạch tổ chức thực hiện, động viên để người dân phát huy vai trò là chủ thể xây dựng nông thôn mới.
Như
vậy, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, cần tuyệt đối tránh tư tưởng coi
đây như một sự “đầu tư trọn gói” của Nhà nước, dẫn tới tình trạng ỉ lại, trông
chờ. Trong các tiêu chí về nông thôn mới có những hạng mục cần có sự hỗ trợ từ
ngân sách Nhà nước, song cũng có không ít tiêu chí là do người dân trực tiếp đóng
góp vật chất và thực hiện. Đơn cử như, việc huy động đất đai để xây dựng và cải
tạo hạn tầng, việc huy động công sức để thực hiện các mục tiêu “xóa đói giảm
nghèo”, xây dựng các thiết chế văn hóa, xã hội ở cơ sở và khu dân cư...Trước hết
phải khơi dậy được tinh thần tự nguyện đóng góp vật tư và công sức của người
dân, cùng với sự hưởng ứng từ các tổ chức kinh tế xã hội. Đặc biệt, đối với các
tiêu chí tăng thu nhập, phấn đấu giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu lao động, phổ
cập giáo dục, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và giữ
vững an ninh ...thì tỷ trọng đóng góp từ cộng đồng dân cư là rất đáng kể.
Hy
vọng rằng, với truyền thống quật cường trong chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng
tạo trong vượt khó, thoát nghèo. Nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng sẽ tiếp
tục đoàn kết một lòng xung quanh ban chấp hành Đảng bộ huyện; tuyệt đối tuân
theo sự điều hành của chính quyền và nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; tự
nguyện đóng góp công sức và vật tư để sớm thực hiện thắng lợi công cuộc xây
dựng nông thôn mới trên quê hương Bảo Thắng anh hùng.
Mạnh Nguyên
[1] Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI-NXBCTQG-Tr 123
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét