Khởi nguồn về cách tính tuổi Kim lâu được viết trong cuốn sách "Thông thư” của
Trung Quốc. Theo đó thì, khi dựng vợ, gả chồng hay dựng nhà cần tránh các tuổi Kim
Lâu, Hoàng Ốc và Tam tai.
Về tính tuổi Kim lâu có 2 cách tính riêng cho nam và nữ - "Dựng vợ gả chồng xem tuổi đàn bà, dựng cửa dựng nhà xem tuổi đàn ông". Trường hợp gia đình không có đàn ông, chỉ có người đàn bà là chủ gia đình thì làm nhà mới xem tuổi Kim Lâu của đàn bà (người đứng chủ gia đình).
Về tính tuổi Kim lâu có 2 cách tính riêng cho nam và nữ - "Dựng vợ gả chồng xem tuổi đàn bà, dựng cửa dựng nhà xem tuổi đàn ông". Trường hợp gia đình không có đàn ông, chỉ có người đàn bà là chủ gia đình thì làm nhà mới xem tuổi Kim Lâu của đàn bà (người đứng chủ gia đình).
Cách tính tuổi Kim Lâu đối với đàn ông là lấy tuổi mụ của người trụ cột trong gia đình
chia cho 9, còn xem Kim Lâu của đàn bà là chia cho 10:
+ Nếu dư 1 là phạm "Kim Lâu thân" (Gây hại cho bản thân người chủ);
+ Nếu dư 3 là phạm "Kim Lâu thê" (Gây hại cho vợ của người chủ);
+ Nếu dư 6 là phạm "Kim Lâu tử" (Gây hại cho con của người chủ);
+ Nếu dư 8 là phạm "Kim Lâu lục súc" (Gây hại cho con vật nuôi trong nhà). Trường hợp không phải là người chuyên làm nghề chăn nuôi
hoặc quá yêu quý động vật thì phạm phải Kim Lâu lục súc cũng không sao.
Như vậy, tuổi Kim Lâu cần tránh là: 10, 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33,
35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Theo cách tính cung Kim Lâu trên lòng bàn tay thì, các cung phạm Kim Lâu là: Khôn, Càn, Cấn, Tốn; các cung không phạm Kim lâu là: Đoài, Khảm, Chấn, Ly, Ngũ Trung.
Theo quy luật chuyển cung Bát quái, thuận chiều kim đồng hồ thì cứ cách 1 cung phạm Kim Lâu lại có một cung không phạm.
Theo cách tính cung Kim Lâu trên lòng bàn tay thì, các cung phạm Kim Lâu là: Khôn, Càn, Cấn, Tốn; các cung không phạm Kim lâu là: Đoài, Khảm, Chấn, Ly, Ngũ Trung.
Theo quy luật chuyển cung Bát quái, thuận chiều kim đồng hồ thì cứ cách 1 cung phạm Kim Lâu lại có một cung không phạm.
Tuổi Hoàng ốc cần tránh là: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
+ Người chủ tuổi Thân-Tí-Thìn gặp hạn Tam tai vào năm Dần-Mão-Thìn
+ Người chủ tuổi Dần-Ngọ-Tuất gặp hạn Tam tai vào năm Thân-Dậu-Tuất
+ Người chủ tuổi Tỵ-Dậu-Sửu gặp hạn Tam tai vào năm Hợi-Tí-Sửu
+ Người chủ tuổi Hợi-Mão-Mùi gặp hạn Tam tai vào năm Tỵ-Ngọ-Mùi
Như vậy, đối chiếu với cách tính trong "Thông thư” thì cách tính của các cụ xưa nay có sự khác biệt. Vì cách tính Kim Lâu của người nam trong sách "Thông thư” là lấy tuổi mụ của người trụ cột gia đình chia cho 9, còn cách tính của các cụ lại lấy tuổi mụ chia cho 10. Như vậy, cách tính Kim lâu của các cụ truyền lại là sai với sách. Mặc dù vậy, bao đời nay con cháu vẫn áp dụng cách tính sai này. (!?)
Từ đó cho thấy, chuyện tính tuổi Kim lâu còn mang tính dân gian, truyền miệng và mang tính địa phương; phụ thuộc vào quan niệm của từng vùng, từng miền. Ví dụ, ở miền Bắc nước ta, lấy vợ xem tuổi đàn bà để tránh Kim lâu, nhưng ở miền Trung lại lấy tuổi đàn ông để tính...
Những thuyết xưa truyền lại nhiều khi không thuộc về kiến thức mà chỉ là những kinh nghiệm dân gian được đúc rút lại. Cách tính của các cụ thông thường chỉ là bấm ngày, truyền miệng. Bởi vậy, chỉ nên xem đó như những liệu pháp tinh thần trong đời sống, chứ không nên áp đặt vào trong mọi trường hợp. Không nên quá lệ thuộc vào những thuyết xưa mà sinh ra mê muội, mù quáng nhiều khi dẫn đến hại mình, hại cả cho người, mất đi những giá trị quý giá trong hiện thực.
Cả Mõ
Tham khảo theo AFamily
và Phong thuỷ tổng hợp
và Phong thuỷ tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét