Tôi đã có lần
trao đổi về cảnh báo tình trạng bị lừa đánh cắp nick facebook, đồng thời cũng
phân tích cả hệ quả dây chuyền của khi các nick facebook bị hacker đánh cắp. Tuy
nhiên, gần đây vẫn không ít người bị mắc cái nạn này, và đương nhiên không chỉ
“khổ chủ” mất nick bực mình, còn kéo theo nhiều hệ lụy cho người khác.
Nay xin được bổ sung một vài kinh nghiệm
nữa để mọi người cùng cảnh giác, không để mất nick và cũng tránh hậu quả liên
lụy đến bạn bè của mình.
![]() |
Ảnh vui trên mạng |
Nói về lý do tại sao dễ mất nick và
hacker cướp nick để làm gì. Đó là vì, hầu hết các “khổ chủ” bị mất tài khoản
đều là mất cảnh giác. Ví dụ: Đặt mật khẩu quá sơ sài theo kiểu, mật khẩu là một
dãy số có logic với nhau hoặc ngày tháng năm sinh; tên họ của chính mình hoặc
ngày sinh, tên họ của người thân…Trong khi các thông tin ấy lại có nhiều mục được
liệt kê công khai một phần hoặc toàn bộ trên giới thiệu tiểu sử của chủ tài
khoản. Cũng có nhiều trường hợp không phải vậy, mà do bị hacker lừa như, gửi
tin nhắn (Mạo danh là Tập đoàn Facebook) trên messenger, với thông báo được
thưởng, cũng có khi là thông báo tài khoản đang bị “đe dọa”… Sau đó yêu cầu làm
theo hướng dẫn để nhận thưởng, để đổi mật khẩu v.v và .v.v. Tóm lại, với “ngàn
lẻ một” chiêu lừa đảo như vậy - nếu nhận được bất cứ một yêu cầu, một tin nhắn
lạ nào chúng ta đều phải cảnh giác và cân nhắc để loại trừ.
Ngoài ra - khi lập Facebook, một số
thông tin kết nối như số điện thoại, Email (dự phòng)… chỉ nên để ở chế độ “mật”
hoặc “bán mật” - tức là, tuy có kê khai trong phần giới thiệu, nhưng không công
khai (tại mục có công khai hay không). Để làm việc này, chủ tài khoản chỉ việc
tích vào dòng “chỉ mình tôi”, đặc biệt với những thông tin cần giữ bí mật - điều
ấy có nghĩa là không cho người lạ biết các thông tin có tính nhạy cảm của mình.
Khi có kẻ gian muốn đột nhập vào tài khoản của người khác, đương nhiên họ sẽ
phải đột nhập qua một thiết bị “lạ” như máy tính bàn, laptop, máy tính bảng
hoặc các thiết bị di động có sử dụng hệ điều hành Android … Cũng có khi họ tìm
cách phá mật khẩu bằng đoán mò, việc này thường phải đăng nhập nhiều lần. Khi
đó máy chủ của Facebook hoặc google sẽ “nghi ngờ” và nhắn lại cho chủ tài khoản
qua các địa chỉ “dự phòng” để cảnh báo. Trường hợp đúng là bản thân mình đăng
nhập trước đó, (nghĩa là đúng với khung giờ, địa chỉ ID của phương tiện) qua
thông tin từ máy chủ thì bỏ qua, trừ khi chính mình không làm điều đó mới phải
đổi mật khẩu để phòng mất tài khoản.
Điều lưu ý nữa là, khi phát hiện bị
mất tài khoản, buộc phải lập lại ni(tên
nick cũ) vừa bị hack mất tài khoản”. Thông báo này rất có giá trị để bạn bè
cũ lập tức xóa ngay “kết bạn” với nick đã bị hack. Việc này là rất cần vì sẽ giúp
cho bạn bè không bị kẻ gian lợi dụng nick đã hack được để lừa đảo, đồng thời
cũng để tránh tình trạng “loạn thông tin” vì một người mang quá nhiều nick “ảo”,
bạn bè không còn biết nick nào là nick đang được chính chủ sử dụng (Trừ trường hợp lập thêm nick mới mà vẫn
dùng nick cũ). Đối với trường hợp lập thêm tài khoản mới, khi kết bạn cũng nên
có thông báo rõ ràng là thêm nick mới để bạn bè được biết.
ck mới thì trước tiên cần thông báo ở nick
mới một cách ngắn gọn, ví dụ: “Tôi
Khi lập nick mới – ngoài thông báo với
bạn bè, chủ tài khoản cũng nên có ảnh đại diện để mọi người nhận dạng, như vậy
việc kết bạn lại mới thuận lợi. Trên thực tế, với những người cảnh giác cao thì
không bao giờ họ vội vã kết bạn với những cái nick không rõ danh tính và không
có thông tin giới thiệu.
Đây là một vài kinh nghiệm, xin được chia
sẻ để các bạn sử dụng tài khoản mạng xã hội cảnh giác, đừng để bị lừa và cũng không
nên để bạn bè bị liên lụy dây chuyền, khi mình bị lừa mất tài khoản.
Chúc mọi người an toàn trong sử dụng
mạng xã hội.
Cả Mõ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét