Thời bao cấp
cái gì cũng phải mua bằng tem phiếu và bìa sổ. Vì vậy người ta biếu nhau cân
đường, hộp sữa cũng đã là quý lắm.
Nay ngẫm về thế sự, tôi chợt nhớ đến câu chuyện của ông N - nguyên phó
ban tổ chức huyện Ủy. Ông kể, hôm ấy là một sáng chủ nhật đẹp trời, đang hí
hoáy cắt tỉa mấy cây cảnh trước sân thì một cô gái bước vào cổng, cô lên tiếng
chào ông rồi khép nép:
Ông buông vội cây kéo, mời cô vào nhà.
Sau khi đón chén nước trên tay chủ nhà, cô giáo lại rụt rè:
- Dạ, thưa bác năm học mới đã sắp khai
giảng, mà cháu thì đã dạy học ở xã vùng sâu hơn 7 năm, nay hoàn cảnh khó khăn
vì mới sinh con nhỏ nên cháu muốn nhờ bác tác động, xin được chuyển về dạy ở
gần nhà.
Thấy cô giáo trình bày hoàn cảnh cũng thực sự đáng ngại, ông động viên:
- Thôi được, để hôm tới họp ban chỉ
đạo về điều chỉnh biên chế giáo viên, tôi sẽ lưu ý đến đề xuất của cô.
Cô giáo trẻ tỏ ý mừng lắm, cô lấy từ
trong túi xách ra một gói nhỏ và phân trần:
- Cháu đến chơi, chỉ có gói đường làm
quà biếu bác!.
Nói rồi không kịp để ông có phản ứng,
cô đặt gói đường lên bàn, chào ông và bước nhanh ra khỏi cửa, đi như chạy. Ông
vội cầm gói đường đuổi theo,vừa chạy vừa gọi mà qua đến mấy bờ rộng mới đuổi
kịp. Vừa thở ông vừa nói:
- Cô cầm về đi, ai lại làm vậy. Tôi mà
nhận gói quà này thì hóa ra ăn của hối lộ à!?.
Ấn trả được gói đường vào tay cô giáo,
mới nhìn lại thì sợi dây buộc miệng gói đã tuột từ lúc nào rồi, những hạt đường
hoa mai óng ánh trào ra vương xuống đất. Sợ đường chảy hết, cô giáo vội đỡ lấy
túi đường, mặt đỏ lựng lên vì ngượng và đành xin lỗi ông phó ban tổ chức.
Còn ông N thì thấy nhẹ cả người, cảm
như vừa gột đi được một vết nhọ trên mặt.
Giờ đây cuộc sống đã thay đổi, đời
sống vật chất của người dân cũng không ngừng được nâng lên. Nhưng việc đưa
phong bì, quà biếu cho các “công bộc” của dân lại trở nên tự nhiên như luật bất
thành văn. Có ngài bộ trưởng nhận đến hàng chục tỉ đồng tiền hối lộ mà vẫn tỉnh
như không, thậm chí ngay sau đó còn đứng trên bục khua tay rao giảng với cấp
dưới về đạo đức Cách mạng!.
Thì ra thước đo của tính liêm sỉ ở mỗi
con người, mỗi giai đoạn lịch sử không
chỉ phụ thuộc vào trình độ nhận thức, về địa vị xã hội và điều kiện kinh tế, mà
nó còn là cái chất thực sự trong mỗi con người cụ thể. Đúng là, “Bao giờ cho
đến ngày xưa”!.
Cả Mõ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét