Chuyện bói
toán, cầu cúng xưa nay vẫn được coi là chuyện đời “khôn dại”. Biết mà khó
tránh.
Hình minh họa từ Internet |
Từ thập kỷ 50-60 của Thế kỷ trước
trong các sách giáo khoa phổ thông người ta đã cho biên tập những bài ca dao tẩy
chay tật mê tín dị đoan, lật mặt những chiêu trò lừa đảo của đội ngũ thầy bói,
thầy cúng tham lam và lừa đảo. Ví như bài ca dao đả kích “bói dựa” thế này:
“ …Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ba mươi tết có thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng
gái thì trai…”
Chọc
hài các thầy bói, cô đồng thì có câu:
“…Tử vi xem bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”.
Còn với mấy thầy địa lý, thầy phong
thủy đi xem đất, cắm hướng nhà, sắp đặt vị trí “phong thủy” cho thiên hạ thì
bản thân cũng không ít người lao đao vì vận hạn. Cho nên nhân gian mới quở rằng:
“Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn!”.
Người xưa tuy không có điều kiện học
cao, học rộng như bây giờ; việc tiếp cận với khoa học càng hạn chế, nhưng các
cụ ta đã nhìn thấu “tim đen” của các trò bói toán nhảm nhí ấy rồi. Không biết từ
bao giờ hệ thống sách giáo khoa đã không còn các bài bài ca dao chống mê tín dị
đoan như xưa nữa. Cùng với đó là nạn mê tín, dị đoan; thầy bói toán, thầy cúng,
thầy phong thủy lại mọc lên như nấm sau mưa. Càng những người có học, có chức, có
quyền, có của càng mê muội với với những “đồng cô, thánh cậu”. Thiên hạ nói
cũng phải, đúng là “có” mới sợ “mất”!.
Gần đây cái “mốt” đón dâu 2 lần với
đám cưới; cúng yểm thần “trùng” ở các đám ma đã trở nên phổ biến. Nếu như xưa
các cụ ta có câu: “Vô sư vô sách thì quỷ thần bất trách”. Nay ngược lại, sư nhiều thì sách loạn, nhìn đâu cũng thấy có ma.
Ở làng nọ, chỉ có hơn trăm hộ dân mà
gần như đám ma nào cũng thấy có thần “trùng”. Hỏi ra mới biết, vẫn một thầy xem
giờ, làm phép cho đám tang. Vậy mà chỉ
sau 49 ngày là thầy lại phán có thần “trùng”!. Thế là đám làm lại còn lớn hơn
cả đám làm đi; cũng trống kèn, cũng tụng niệm i-a đến hàng ngày, mà chi phí cho
việc cúng yểm thần “trùng” thì không ai dám mặc cả.
Có điều lạ, với nhà nghèo không mời thầy
thì chẳng thấy có “trùng”. Ngược lại, càng đám nhà giàu thì “trùng - nghịch”
càng lắm. Hóa ra ma cũng biết chọn chọn khách hàng để “chém”. Khổ cho mấy anh
lắm tiền, sinh ra chứng “dại thầy” nên mới luôn là những con vịt “béo” tình nguyện
được “vặt lông”!.
Cả Mõ
(Chuyện phiếm mỗi tuần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét