Cả Mõ

camoz77.blogspot.com/

06 tháng 4 2012

NGÔN NGỮ VỚI CỘNG ĐỒNG


          Có lần đến công tác ở một xã nọ, chúng tôi được vị lãnh đạo xã có vóc người khá đường bệ tiếp chuyện. Không biết vì thói quen hay muốn tỏ ra mình là “dân dã” mà vị lãnh đạo này cứ luôn mồm tuôn ra những câu đại loại như: “đếch cần,”, “đếch biết”, “làm cái đ...gì”.v.v.Thậm chí hứng lên còn đệm thêm không ít những câu chửi thề rất tục, làm cho người nghe cũng phát ngượng.

            Chúng ta đều biết, tiếng nói là di sản văn hóa phi vật thể của mỗi quốc gia-dân tộc. Đồng thời, đó cũng là phương  tiện giao tiếp mà chỉ có độc nhất, vô nhị ở loài người.

            Xét ở khía cạnh nào đó, lời nói cũng được coi là thước đo về trình độ văn hóa, chuẩn mực nhân cách và cao hơn còn được coi như tiêu chí đánh giá phẩm chất một con người. Chẳng vậy mà để răn dạy con cháu, từ ngàn đời xưa cha ông chúng ta đã lưu truyền lại trong kho tàng văn học dân gian những câu phương ngôn như:

            “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”

Hoặc là:

“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lờ mà nói cho vừa lòng nhau”

          Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp còn là sự thể hiện tính tự trọng và tôn trọng với đối tượng giao tiếp. Cho nên với những người làm lãnh đạo, (Dù là lãnh dạo ở cấp cơ sở) thì việc nói năng, giao tiếp cũng cần hết sức thận trọng. Vì chính họ là người thường xuyên tiếp xuc với nhân dân hoặc đại diện cho nhân dân tiếp xúc đối ngoại với nhiều tầng lớp trong xã hội.

            Ngày nay, đội ngũ cán bộ cơ sở của chúng ta phần lớn đều được học hành khá tử tế. Song tiếc rằng, vẫn còn có người chưa thực sự áp dụng được những điều đã học vào cuộc sống, còn để cho thói quen ăn nói kiểu “tùy hứng” tạo ra những dấu ấn không đẹp về văn hóa ứng xử với cộng đồng./.

                                                                                                             M.N
                                                                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét