(Trong
loạt bài hồi ức về cuộc chiến biên giới phía Bắc- 1979)
Cho đến giữa
năm 1978, mặc dù bầu không khí trên tuyến biên giới đã trở nên ngột ngạt, phía
Trung Quốc kéo một lực lượng lớn quân đội ra áp sát biên giới, liên tục cho
thám báo sang Việt Nam để dò la, quấy nhiễu và tung tin thất thiệt. Nhưng về
phía ta vẫn chủ trương giữ hòa khí anh em.
Bức tường bao
quanh khu vực phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lào Cai, giáp với trạm Kiểm dịch
cửa khẩu, đối diện cầu Hồ Kiều ngày đó vẫn tồn tại một khẩu hiệu lớn: “MỐI TÌNH
HỮU NGHỊ VIỆT-HOA VỪA LÀ ĐỒNG CHÍ VỪA LÀ ANH EM”. Do được kẻ từ lâu nên khẩu
hiệu đã mờ, lãnh đạo tỉnh Hoàng Liên Sơn lại chỉ đạo cho tô, kẻ lại. Nhưng
ngược lại, phía bên kia biên giới Trung Quốc đã bắt đầu chĩa súng bắn tỉa sang
ta. Đâu đó lác đác đã có đồng bào, chiến sỹ của ta bị bắt cóc, bị bắn tỉa gây
thương vong, tạo nên không khí ngày một thêm căng thẳng. Vậy là, “Cây muốn
lặng, nhưng gió chẳng muốn đừng”, buộc chúng ta phải cảnh giác với ông bạn láng
giềng mà một thời được coi là “Môi hở, răng lạnh”.
Cùng với những
hành động khiêu khích, gây tổn thương cho đồng bào, chiến sỹ ta nơi biên giới,
thì trên sóng phát thanh đài Bắc Kinh cũng đồng thời tuôn ra luận điệu sặc mùi
thù địch như Việt Nam xua
đuổi người Hoa, Việt Nam
bài xích Trung Quốc...
Trong khi chúng ta đang phải căng sức ra để chống lại sự
tráo trở của Pôn Pốt ở biên giới Tây-Nam, rồi buộc phải mở chiến dịch giúp bạn
Căm Pu Chia quét sạch lũ diệt chủng Pôn Pôt núp dưới danh Cộng Sản, thì Trung Quốc lại đã công khai chống lưng cho bè lũ Phát xít mới này. Họ lồng lộn chửi bới Việt Nam là “Tiểu bá” và
tuyên bố sẽ “dạy cho Việt Nam
bài học”…
![]() |
Vương Quán Trung thứ trưởng Quốc phòng T.Q lớn tiếng và ngạo mạn chỉ trích một số nước tại hội nghị Shangri-la |
Thì ra không
chỉ với Việt Nam
là người hàng xóm cận lân, cận sân Trung Quốc mới tìm cách kéo vào vòng cương
tỏa. Với Căm Pu Chia, Trung Quốc cũng tìm cách dựng lên một lũ quỷ khát máu,
khoác màu áo Cộng Sản. Rồi họ huấn luyện cho lũ quỷ mặt người này: Bên trong
thì mở chiến dịch tự diệt chủng dân tộc Khơ Me bằng những cuộc thanh trừng,
kiểu “nồi da nấu thịt”. Bên ngoài thì họ dùng lũ chư hầu ấy để gậm nhấm, phá
hoại, khủng bố đồng bào ta ở các tỉnh biên giới giáp với Căn Pu Chia. Mục tiêu
là làm yếu Việt Nam
trước khi Họ chính thức ra tay thôn tính.
Nhưng những
người cầm đầu chính phủ Bắc Kinh không ngờ rằng, toàn bộ ý đồ thâm hiểm ấy của
họ lại sớm bị Việt Nam
phát giác. Họ càng không thể ngờ là, Việt Nam đã không hề suy yếu mà còn đem
quân giúp nhân dân Căm Phu Chia đánh tan bè lũ Cộng Sản giả hiệu do Họ dàn
dựng. Việc làm ấy có khác nào giết chết mất đội âm binh, mà bàn tay phù thủy
Bắc kinh đã mất bao nhiêu công lao nhào nặn.
Với Lào, tuy
Trung Quốc chưa lộ rõ thái độ thôn tính, nhưng thực chất Cách mạng Lào cũng đã
từng phải trả giá; thậm chí đã phải làm theo sắp xếp của Trung Quốc để mất 2
tỉnh đã giải phóng ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa ký kết, dẫn đến Hoàng thân Souphanouvong (một lãnh tụ
cách mạng Lào) bị bắt giữ, hai tiểu đoàn quân Giải phóng Lào bị vây hãm …Rồi Họ can thiệp để hạn chế chiến tranh du kích của Lào và của
Việt Nam ngày từ thời kỳ đó. Thực ra Họ đã chứng tỏ với một thái độ can
thiệp vô nguyên tắc vào nội bộ của các nước Đông Dương, nhằm đạt được mục đích
không trong sáng của Họ.[1] Điểm lại lịch sử của 3 nước Đông Dương chúng ta càng thấy rõ, dù đối với Việt
Nam, Lào hay Căm Pu Chia thì trước con mắt của Bắc Kinh cũng đều là những con
mồi thèm khát. Vì vậy bàn tay của Bắc Kinh đã thò vào đó nhiều lần, tìm
nhiều cách để phát huy vòng cương tỏa.
Nhưng đến nay
ý đồ ấy của Bắc Kinh vẫn chưa thành. Người phát giác âm mưu ấy của Họ và đã sớm
cảnh giác chống lại Họ, không ai khác lại chính là Việt Nam . Điều này đã khiến cho Bắc Kinh
thật khó kìm cơn nịnh nộ. Tuy nhiên, bề ngoài một mặt Bắc Kinh vẫn tỏ ý hữu hảo
với chúng ta, vì Họ thừa biết để nuốt được Việt Nam
là một điều chẳng dễ; mặt khác, trong lòng Họ luôn coi Việt Nam tựa như một cái gai khó nhổ. Từ
đó hành động thù địch công khai
của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến
tranh xâm lược của họ ngày 17 tháng 2 năm 1979. Sự kiện này đã làm cho dư luận thế giới
ngạc nhiên trước thay đổi đột ngột về chính sách ứng xử của Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng với chúng ta, hàng loạt sự
kiện và thái độ hành xử lắt léo trước đó của nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho
thấy, sự thay đổi đó không phải là bất ngờ, nó chính là sự phát triển rất lô-gích từ
chiến lược bành trướng đại dân tộc, bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo
Trung Quốc trong nhiều chục qua.
Trên thế giới chưa có người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược lại lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc. Bởi vậy, nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa thì, điều bất hạnh nhất đối với chúng ta là phải ở kề bên với một anh hàng xóm xấu chơi và ti tiện!.
Cả Mõ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét