Ảnh: Mạng |
Thời đại công nghệ phải nói là tuyệt vời. Công nghệ tràn vào
tất cả mọi mặt của đời sống, kể cả việc ma chay, cúng bái. Tạo nên những hoàn
cảnh tuyệt tác của sự bi-hài.
Bữa ấy ngồi đợi chữa xe tôi gặp ông Y và được chú chủ quán sửa xe vui tính giới thiệu:
- Ông Y đây nguyên là một trong những người đầu tiên lập nên đội nhạc hiếu “Xuân Đến” nổi tiếng nhất trong vùng. Hiện ông đã “nghỉ hưu” vì cao tuổi. Nhưng mấy người con, người cháu lại được tuyển vào để kế nghiệp cha - ông, giữ nghề truyền thống.
Bữa ấy ngồi đợi chữa xe tôi gặp ông Y và được chú chủ quán sửa xe vui tính giới thiệu:
- Ông Y đây nguyên là một trong những người đầu tiên lập nên đội nhạc hiếu “Xuân Đến” nổi tiếng nhất trong vùng. Hiện ông đã “nghỉ hưu” vì cao tuổi. Nhưng mấy người con, người cháu lại được tuyển vào để kế nghiệp cha - ông, giữ nghề truyền thống.
Tò mò, tôi mới hỏi:
- Thấy nói đội nhạc hiếu của bác còn được mời đến cả mấy tỉnh
trong vùng Tây - Bắc, phải không ạ?.
Được lời như cởi tấm lòng, ông Y say sưa kể:
- Phải, đội nhạc hiếu của chúng tớ là nổi tiếng nhất vùng.
Lúc đầu chỉ có mấy anh em rủ nhau lập đội, nhưng rồi do nhu cầu tăng dần nên
mới tuyển thêm người, đào tạo tay trống, tay kèn, đàn bầu, đàn nhị, thanh la…,
biên chế thành từng tổ cho đủ bộ “Bát âm”. Ngoài các loại nhạc cụ còn phải có
anh “Dẫn chương trình” và anh chuyên khóc mướn. Đấy phải là những tay có năng khiếu
và chất giọng biểu cảm; nói thì phải thật là khúc triết, không nhầm lẫn “đám”
nọ xọ “đám” kia; khóc là phải cho thật thảm thiết, não lòng. Rồi phải sắm dàn
loa âm ly công suất lớn, sưu tầm thêm các bài nhạc “đám”. Không chỉ sử dụng vài
bản nhạc cổ như lưu thủy, lâm khốc mà còn bổ sung thêm những bài mới như: “Mừng
tổi mẹ”, “Tình cha”, “Xuân này con không về” … Cho thêm phong phú và phù hợp
với ngữ cảnh của từng đám.
- Đội đông thế mà có khi nào thiếu nhân lực không ạ? – tôi
hỏi.
- Có chứ, thiếu liên tục! - ông Y phấn chấn nói – Chú bảo,
ngoài tỉnh mình còn có đến mấy tỉnh xung quanh cũng biết tiếng, gọi điện mời.
Dù đã lập ra đến mấy tổ mà vẫn không đáp ứng xuể.
- Vậy chứ công sá thì thế nào?
- Việc ấy khỏi lo, đã có giá niêm yết. Nếu là chôn cất bình
thường thì trên, dưới chục triệu cho một đám, tùy theo thời giá và dịch vụ tăng
thêm. Còn nếu đưa đi hỏa táng thì trọn gói là 18,5 triệu, ấy là đã xuống giá
rồi, vì đài hóa thân bây giờ được xây thêm ở các tỉnh gần, không còn phải đi về
tận Thủ đô như mấy năm trước nữa.
- Nhưng thấy có người kêu ca là đội kèn trống của các bác âm
thanh to quá quy định, gây ồn ã cho xung quanh…
Tôi còn chưa nói hết thì ông Y đã cắt lời:
- Chú nói hay thật, quá quy định là thế nào? Mấy ông văn hóa
quy định âm thanh bao nhiêu Đề-xi-ben mới là vượt mức và sẽ bị xử lý. Nhưng
Đề-xi-ben là cái cóc khô gì, thử hỏi các ông ấy có máy đo Đề-xi-ben không!?.
Còn cái việc mở to âm thanh là để vừa phục vụ nhà đám, chúng tôi cũng vừa để tự
quảng cáo nữa chứ. Người ta bỏ tiền thuê quảng cáo lên đài truyền hình, đài
phát thanh phóng ra loa công cộng là bởi họ không có phương tiện. Chúng tôi có
sẵn phương tiện, tội gì không tự quảng cáo cho mình. Thế không phải là “nhất cử
lưỡng tiện” à.
Bây giờ là thời đại công nghệ rồi, đâu còn úi xùi như ngày xưa. Có công nghệ thì phải tận dụng công nghệ, chứ cứ tò toe tí toét như tiếng dế kêu ấy thì công nghệ mà làm gì!.
Bây giờ là thời đại công nghệ rồi, đâu còn úi xùi như ngày xưa. Có công nghệ thì phải tận dụng công nghệ, chứ cứ tò toe tí toét như tiếng dế kêu ấy thì công nghệ mà làm gì!.
Thấy ông ta say sưa quảng bá cho cách tự "lăng xê"
của đội “trống kèn”, tôi đành ngồi im nghe, không tranh cãi. Bụng bảo dạ, khổ
nhất là mấy ông nhạc sĩ có bài hát được tuyển dụng cho đám ma. Liệu có ai còn
dám đưa những tác phẩm ấy lên sân khấu mà biểu diễn nữa không nhỉ.
Thì ra, đám ma công nghệ là như thế!.
C.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét